Vào cuối tháng 10, đầu tháng 11 hàng năm sẽ diễn ra đợt khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cho đợt tuyển quân năm tới. Công việc này diễn ra tại các địa phương. Theo quy định hiện hành, để được nhập ngũ cần đáp ứng các điều kiện cần thiết.
Trong đó, nam phải có chiều cao khi đứng từ đủ 152 – 163cm, nặng từ đủ 39 – 51kg, vòng ngực từ đủ 70 – 81cm. Với nữ thì chiều cao khi đứng từ đủ 146 – 154cm, nặng từ đủ 37 – 48kg. Bên cạnh đó là tương ứng với 06 loại sức khỏe từ 01 – 06. Trong trường hợp quá béo hoặc quá gầy sẽ phải xem xét đến chỉ số BMI.
Ngoài ra, theo Điểm a, Điểm c Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 148/2018/TT-BQP, công dân muốn được gọi nhập ngũ phải có sức khỏe loại 1, 2, 3; không bị cận thị 1,5 diop trở lên; không viễn thị các mức độ; không nghiện ma túy, bị HIV/AIDS nhập ngũ.
3 trường hợp công dân không đủ điều kiện đăng kí nghĩa vụ quân sự
Trong Điều 13 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì quy định, có 3 trường hợp công dân sẽ không được phép đăng ký nghĩa vụ quân sự, cụ thể là:
- Thứ nhất, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích.
- Thứ hai, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Thư ba, bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Có bắt buộc đi nghĩa vụ quân sự không?
Điều 274 Bộ luật Dân sự năm 2015 định nghĩa là nghĩa vụ như sau:
Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền).
Đồng thời, khoản 2 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 nêu rõ:
Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này.
Theo đó, nghĩa vụ nói chung và nghĩa vụ quân sự nói riêng là việc cá nhân trong độ tuổi phải phục vụ trong quân đội khi được gọi nhập ngũ, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tôn giáo, học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú…
Bên cạnh đó, nghĩa vụ quân sự gồm nghĩa vụ phục vụ tại ngũ và nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân:
- Nghĩa vụ phục vụ tại ngũ: Công dân nam trong độ tuổi có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ; công dân nữ trong độ tuổi tại thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ.
- Nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị: Công dân nam hết độ tuổi gọi nhập ngũ mà chưa phục vụ tại ngũ, thôi phục vụ tại ngũ; công dân nữ trong độ tuổi có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của quân đội.
Như vậy, có thể thấy, nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ bắt buộc đối với công dân nam. Riêng công dân nữ thì thực hiện nghĩa vụ quân sự theo diện tự nguyện và nếu quân đội có nhu cầu.
Tác giả: Mộc
-
Mức lương thấp nhất của giáo viên khi cải cách tiền lương năm 2024 là bao nhiêu?
-
Đổi tên "Căn cước công dân" thành "Căn cước", người dân được hưởng lợi gì?
-
Năm 2024: 5 nhóm đối tượng được cấp thẻ BHYT miễn phí, người dân nên biết kẻo thiệt thòi
-
Từ 12/2023: Người dân đi khám chữa bệnh chỉ cần xuất trình Giấy tờ này, không cần mang BHYT
-
Điều kiện thế chấp sổ đỏ năm 2023 người dân cần nắm rõ