Quyền thừa kế là gì?
Quyền thừa kế là Quyền để lại tài sản của mình cho người khác sau khi chết, hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Bao gồm quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản cho người thừa kế theo pháp luật và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Đối tượng của quyền thừa kế
Về đối tượng của quyền thừa kế là tài sản thuộc sở hữu của người chết để lại cho người còn sống (di sản thừa kế).
Tài sản theo điều 105 BLDS 2015 là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và hình thành trong tương lai.
Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
Ngoài ra, tài sản thừa kế bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
Các hàng thừa kế theo quy định
Điều 651 bộ luật dân sự 2015 quy định có 3 hàng thừa kế, bao gồm:
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
5 trường hợp không được hưởng thừa kế
Theo điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 những người sau đây không được quyền hưởng di sản, cũng như quyền thừa kế nhà đất, bao gồm:
Trường hợp 1: Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó.
Trường hợp 2: Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.
Trường hợp 3: Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.
Trường hợp 4: Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc, giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Tuy nhiên, những người này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.
Trường hợp 5: Con đã thành niên có khả năng lao động và toàn bộ di sản được thừa kế theo di chúc hợp pháp nhưng không cho người con đó hưởng thừa kế.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Gửi tiền tiết kiệm ngân hàng: Nên gửi vào thẻ hay sổ tiết kiệm để hưởng lãi cao?
-
Bố mẹ mất không để lại di chúc: Con cái cần biết rõ 1 điều để có thể sang tên sổ đỏ năm 2023
-
Vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội: Có 1 điểm "chí mạng" nhiều chung cư khác cũng mắc
-
Rút tiền ATM không nhả tiền dù tài khoản đã bị trừ: Làm ngay cách này để lấy lại tiền nhanh nhất
-
4 trường hợp không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định mới nhất