3 trường hợp thẻ BHYT không có giá trị sử dụng năm 2024
Khoản 4 Điều 16 Luật BHYT năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 chỉ rõ, thẻ BHYT không có giá trị sử dụng trong các trường hợp sau:
a) Thẻ đã hết thời hạn sử dụng
b) Thẻ bị sửa chữa, tẩy xoá
c) Người có tên trong thẻ không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.
Như vậy, nếu người có thẻ BHYT sửa chữa, tẩy xóa thông tin trên thẻ hoặc không tiếp tục tham gia, không gia hạn thẻ BHYT thì thẻ này sẽ không có giá trị sử dụng. Đồng thời, khi thẻ BHYT hết hạn sử dụng thì người dân khi khám chữa bệnh cũng không được hưởng những quyền lợi của mình. Bởi vậy, người dân nên lưu tâm điều này kẻo dễ bị mất quyền lợi.
Kéo theo đó, khi đi khám chữa bệnh, người bệnh sẽ không được Qũy BHYT hỗ trợ mà phải tự mình thanh toán toàn bộ chi phí.
Trước đây, theo quy định của luật BHYT thì hành vi tẩy xóa, sửa chữa thẻ BHYT có thể bị phạt tiền lên đến 02 triệu đồng theo khoản 1 Điều 65 Nghị định 176/2013/NĐ-CP. Tuy nhiên, hiện nay, theo Nghị định 117/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2020, hành vi này không còn bị xử phạt, nhưng người bệnh cũng sẽ không được hưởng các chế độ về BHYT.
Chính vì vậy, để được thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo mức hưởng, người dân phải tham gia BHYT, tiến hành gia hạn thẻ nếu thẻ hết hạn sử dụng. Trường hợp lỡ sửa chữa, tẩy xóa thông tin trên thẻ, phải thực hiện thủ tục đổi thẻ tại cơ quan Bảo hiểm xã hội.
Những rường hợp thẻ BHYT có giá trị sử dụng
Thời điểm thẻ BHYT có giá trị sử dụng được xác định theo các đối tượng tham gia BHYT như sau:
(1) Đối tượng quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 12, Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi Khoản 6, Điều 1, Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 tham gia bảo hiểm y tế lần đầu thẻ BHYT có giá trị sử dụng kể từ ngày đóng BHYT, Cụ thể là nhóm đối tượng:
Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng;
Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
Nhóm do ngân sách nhà nước đóng
(2) Người tham gia BHYT liên tục kể từ lần thứ hai trở đi thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước;
(3) Đối tượng quy định tại Khoản 4 và khoản 5 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) tham gia BHYT từ ngày 01/7/2009 hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng BHYT;
(4) Trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi, thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến ngày trẻ đủ 72 tháng tuổi. Trường hợp trẻ đủ 72 tháng tuổi mà chưa đến kỳ nhập học thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến ngày 30/9 của năm đó.
Trường hợp thẻ BHYT không có giá trị sử dụng
Thẻ BHYT là căn cứ để người tham gia được hưởng các quyền lợi bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh. Tuy nhiên, thẻ BHYT sẽ không có giá trị sử dụng trong các trường hợp được quy định tại Khoản 4, Điều 16, Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 gồm 3 trường hợp sau đây:
(1) Thẻ đã hết thời hạn sử dụng. Thời hạn sử dụng của thẻ BHYT phụ thuộc vào đối tượng tham gia và thời điểm đóng BHYT
(2) Thẻ bị sửa chữa, tẩy xoá. Đây là hành vi vi phạm pháp luật và làm mất tính xác thực của thẻ BHYT.
(3) Người có tên trong thẻ không tiếp tục tham gia BHYT. Đây là trường hợp người tham gia ngừng đóng BHYT hoặc chuyển sang đối tượng khác.
Nếu thẻ BHYT của bạn rơi vào một trong những trường hợp trên, bạn cần đổi thẻ BHYT mới để được giải quyết các quyền lợi bảo hiểm y tế theo quy định. Bạn có thể đổi thẻ BHYT tại cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi cấp thẻ hoặc nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu.
Tác giả: Min Min
-
Kể từ 12/2023: Ai có thẻ BHYT 5 năm liên tục đi khám chữa bệnh được hưởng 1 quyền lợi cao chưa từng có
-
Năm 2024: Người thuộc 3 trường hợp này phải đổi CCCD để không bị phạt
-
Sang tháng 12: 2 đối tượng hưởng BHYT 100% theo quy định mới, ai cũng cần nắm chắc
-
Duy nhất 1 quốc gia trên thế giới đến nay vẫn không có đèn giao thông, là nước nào?
-
Người hay dùng kiểu ảnh này trên mạng xã hội: Họ có 1 bí mật, muốn tốt phải tránh xa