Vượt đèn đỏ là lỗi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông. Đây là hành vi thường gặp đối với người tham gia giao thông Việt nam trước đây, nhất là khi tắc đường, khi tham gia giao thông ở đoạn đường vắng, không có CSGT làm nhiệm vụ... Từ 1.1.2025, Nghị định 168/2024/NĐ-CP đã tăng mức xử phạt với một số hành vi vi phạm giao thông so với trước đây, trong đó có hành vi vượt đèn đỏ thì ý thức chấp hành của người dân đã nâng cao.
Từ 2025, vượt đèn đỏ phạt nặng
Vượt đèn đỏ là hành vi vi phạm giao thông có tính chất nguy hiểm có thể là nguồn cơn gây ra các vụ tai nạn nghiêm trọng. Bởi thế hành vi này bị xử phạt nghiêm khắc. Quy định trong Nghị định 168/2024/NĐ-CP thì vượt đèn đỏ (không chấp hành tín hiệu đèn giao thông) sẽ bị xử phạt như sau:
- Với lái xe ô tô: Phạt 18-20 triệu đồng (trong quy định cũ thì mức phạt là 3-4 triệu đồng
- Với lái xe máy sẽ bị phạt 4-6 triệu (trong quy định cũ mức phạt là 800.000-1 triệu đồng)
- Với xe đạp, xe đạp máy bị phạt 150.000-250.000 đồng;
- Với người đi bộ vượt đèn đỏ cũng bị phạt 150.000-250.000 đồng, gấp 2,5 lần so với trước đây.
Với việc gia tăng mức phạt đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành của người dân.
Những trường hợp vượt đèn đỏ không bị xử phạt
Khi CSGT phân luồng cho vượt: Theo quy định tại điều 11 của Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ thì lái e phải chấp hành báo hiệu đường bộ lần lượt theo thứ tự từ: Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông; biển báo hiệu đường bộ; vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường; cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang; thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.
Như vậy nếu tín hiệu đèn đỏ nhưng có cán bộ điều tiết giao thông chỉ dẫn thì người dân được phép vượt đèn đỏ mà không bị phạt. Lúc này hiệu lệnh của CSGT là cao nhất, cao hơn tín hiệu đèn.
Khi vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên, xe cấp cứu: Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định sẽ không xử phạt người thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong "tình thế cấp thiết". Còn trong Luật Trật tự an toàn giao thông quy định xe ưu tiên là: xe chữa cháy, xe của lực lượng quân sự, công an và kiểm sát đi làm nhiệm vụ khẩn cấp; đoàn xe có xe cảnh sát giao thông dẫn đường; xe cứu thương đi làm nhiệm vụ cấp cứu; xe hộ đê đi làm nhiệm vụ; xe đi làm nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ, khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp. Trừ đoàn xe tang, các xe ưu tiên như trên đều không bị hạn chế tốc độ và được phép đi không phụ thuộc vào tín hiệu đèn giao thông, đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được.
Như vậy, tài xế vượt đèn đỏ để nhường đường cho các xe ưu tiên sẽ thuộc trường hợp "tình thế cấp thiết" sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính.
Tín hiệu đèn trục trặc: Nếu tại một số nút giao do sử dụng đèn tín hiệu thế hệ cũ, phải điều khiển thủ công gây ra độ trễ khi chuyển đổi chu kỳ đèn giữa các khung giờ cao điểm và thấp điểm. Bởi thế, nhiều đèn đột ngột chuyển màu hoặc chuyển màu khi chưa hết thời gian đếm giây khiến người dân "vô tình vi phạm" thì người dân cũng sẽ không bị xử phạt trong trường hợp này.
Tác giả: Như Bình
-
Ngành học Thiết kế Game: Từ bị 'lãng quên' đến 'cơn khát' 30.000 nhân lực tại Việt Nam
-
Từ nay đến trước ngày 01/08/2025: 5 trường hợp dù là số điện thoại chính chủ vẫn bị khóa sim, thu hồi số
-
Kể từ nay, xây dựng nhà ở sai giấy phép sẽ bị phạt rất nhiều tiền: Người dân cần nắm rõ
-
Duy nhất 3 trường hợp không đội mũ bảo hiểm chỉ bị nhắc nhở, không bị phạt: Người dân cần nắm rõ
-
Tin nóng nhất ngày: TikToker Hằng Du Mục, Quang Linh Vlogs bị bắt tạm giam