"Nam không cá tính giống như sắt" có ý nghĩa gì?
Người xưa có câu: “Tiếc rằng sắt không biến thành gang thép”, ý muốn nói rằng cha mẹ ai cũng muốn con mình thành rồng thành phượng, ấy là kỳ vọng cha mẹ đặt vào con cái.
Trong câu tục ngữ này, “tính” có nghĩa là tính cách, vậy nên cả câu muốn nói là: Một đấng nam nhi nếu tính cách yếu mềm thì sẽ giống như sắt, dễ bị ăn mòn theo thời gian, đầu thanh sắt ban đầu là hình lục lăng, lâu dần sẽ mòn đi các góc cạnh.
Nếu người đàn ông không có nhân cách riêng, sống không có chí hướng và khát vọng cao cả, không thể chịu được gian khổ, không có ý chí vượt qua thử thách, vậy thì trong cuộc sống, họ sẽ mất dần đi nỗ lực phấn đấu, không thể trở thành một người đàn ông “đỉnh thiên lập địa”, có khí chất của một đấng nam nhi.
Đàn ông là trụ cột trong gia đình, thông thường họ cần phải có sức mạnh để gánh vác gia đình. Chỉ những người đàn ông có ý chí mạnh mẽ, dám dũng cảm đối mặt với trách nhiệm thì mới có thể vượt quan muôn ngàn thử thách, rèn luyện bản lĩnh, như vậy mới có thể vượt qua khó khăn và tạo dựng cuộc sống cho chính bản thân mình.
"Nữ không khí chất giống như vừng" nghĩa là gì?
Vế sau của câu tục ngữ là: “Nữ không khí chất giống như vừng”, vừng ở đây là chỉ vừng, mè, ý chỉ kẹo vừng dẻo (mè xửng). Loại kẹo này khi mới ăn thấy rất ngon miệng, vị ngọt thanh mát, mùi vừng thơm ngậy, nhưng ăn nhiều rồi sẽ không còn cảm giác yêu thích như trước nữa.
Cả vế sau của câu tục ngữ có nghĩa là: Bậc nữ nhi nếu không có khí chất sẽ giống như chiếc kẹo vừng dẻo, khi mới gặp được mọi người yêu quý, nhưng lâu dần sẽ dễ làm người khác cảm thấy chán ngán.
Ông bà ta vẫn thường dạy rằng: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, nội tâm của một người con gái có giá trị hơn vẻ đẹp bề ngoài.
Vì thế, cho dù là trai hay gái thì đều nên có khí chất, không nên “gió chiều nào, che chiều ấy”. Nam nhi thì phải mạnh mẽ, tự lực cánh sinh, không nên giống như sắt dễ bị thời gian ăn mòn.
Nữ nhi thì cần có đức hạnh, không nên quá chú trọng ngoại hình mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp bên trong, đừng nên như chiếc kẹo vừng, làm người khác ăn mà thấy mắc răng, khó chịu.
Tác giả: Dương Ngọc
-
“Người nghèo chân không lông, người giàu đỉnh đầu tỏa sáng” có ý nghĩa gì?
-
Người giàu thường mượn sức, người nghèo thường bán sức
-
Vạn sự tùy duyên, duyên đến, duyên đi, duyên như nước chảy, không cần cưỡng cầu
-
Gặp chuyện không vừa ý: Có một đạo lý nhất định phải khắc ghi để chuyển bại thành thắng
-
6 đặc điểm của chị em khiến đàn ông không thể không mê