Mới đây, bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận một trường hợp nam sinh 14 tuổi nhập viện vì bị lên cơn co giật do bố mẹ cấm dùng Facebook. Người nhà cho biết rằng cậu bé này đã sử dụng Facebook quá nhiều, có khi mỗi ngày dành 10 tiếng vào Facebook trò chuyện với các bạn hay chơi đùa.
Mọi người trong gia đình hỏi chuyện nhưng mải mê không quan tâm đến bất cứ ai, trong giờ ăn chỉ ăn thôi không trò chuyện khiến gia đình rất khó chịu nên đã thu điện thoại của cậu bé không cho sử dụng Facebook nữa. Sau đó bé trai này đã lên cơn co giật phải nhập viện.
Sau khi thăm khám, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị rối loạn phân ly. Trường hợp này các bác sĩ đã tư vấn cho gia đình trước mắt không cấm bé dùng điện thoại vào Facebook hẳn mà thường xuyên quan tâm đến con, khuyên con vào thời gian hợp lý. Sau khi bác sĩ điều trị cho bệnh nhân uống thuốc chống loạn thần kết hợp với gia đình, khoảng 2 tuần bệnh nhân này sẽ được xuất viện.
Một trường hợp khác cũng xảy ra với học sinh cấp II, nghiện Facebook đến mức quên ăn, quên ngủ. Theo lời kể của gia đình thì cứ đi học về là bé lại dùng Facebook liên tục, thậm chí còn nhốt mình trong phòng vì không muốn ai quấy rầy.
Nhiều hôm bố mẹ gọi ăn cơm cũng không nghe và không cần ăn. Sau khi kiểm tra việc sử dụng trang cá nhân của con thì được biết con chỉ lướt xem tin tức và "chat" với bạn bè chứ không có mục đích nào khác.
Khi thấy con nghiện đến mức mất ăn, mất ngủ, tinh thần hoảng loạn, sút cân…gia đình mới đưa đến viện khám thì phát hiện trong đầu bé đã có biểu hiện ảo thanh mức độ nhẹ, trong đầu luôn có người nhắc là phải vào Facebook.
Sau khi phát hiện ra bệnh, các bác sĩ vừa điều trị vừa hướng dẫn gia đình cách tiếp cận để đưa con "thoát" khỏi thế giới ảo, cùng với đó là dùng liệu pháp tâm lý. Hiện bé đã giao tiếp tốt, đi học hòa nhập với bạn bè.
Chia sẻ về hiện tượng này, thạc sĩ Lê Thị Thu Hà, Trưởng khoa Điều trị nghiện chất, Viện Sức khỏe Tâm thần cho biết, một người được cho là nghiện Facebook khi thời gian sử dụng Facebook nhiều, lệ thuộc và từ bỏ đi những sở thích, thói quen cũ. Người sử dụng không còn quan tâm tới sức khỏe của bản thân.
Người nghiện Facebook thường mất ngủ, có rối loạn giấc ngủ, bị trầm cảm, tâm thần phân liệt… Nghiện Facebook bệnh nhân sẽ chỉ sống trong thế giới ảo không quan tâm tới mối quan hệ thực. Không quan tâm tới sức khỏe không ăn, không ngủ. Thường các trường hợp bị rối loạn giấc ngủ. Bệnh nhân sẽ phát hiện những rối loạn tâm thân tiềm tàng.
Để điều trị, đến nay chưa có một loại thuốc nào chữa nghiện Facebook, mà chỉ dùng các can thiệp về tâm lý để bệnh nhân xóa Facebook và ngừng sử dụng. Với trẻ nhỏ, bố mẹ cần giúp con tuân thủ thời gian biểu. Tạo thêm nhiều sân chơi, hoạt động tập thể, ngoài trời, gia đình để trẻ không bị mải mê với thế giới ảo.
Theo nghiên cứu của một tổ chức trên thế giới có 2,34 tỷ người sử dụng mạng xã hội, 22,9% dân số thế giới sử dụng Facebook. Như tại Thổ Nhĩ Kỳ, nghiên cứu gần 500 sinh viên thì có tới 90% sử dụng facebook.
Còn tại Việt Nam con số người dùng Facebook cũng ngày một gia tăng. Nhiều người sử dụng cho mục đích công việc nhưng có người nghiện Facebook có thể vào bất cứ thời gian nào trong ngày.
Tác giả: Vũ Hồng Loan
-
Những bước phát triển bền vững của công ty có Giá trị thương hiệu lớn nhất Việt Nam
-
Hà Nội: Chồng say rượu, xô ngã vợ bất tỉnh rồi ném xuống giếng phi tang
-
Vụ hàng loạt trẻ em bị sùi mào gà ở Hưng Yên: Thêm nghi vấn mới nguồn lây bệnh
-
Điểm tin mới 22/7: Bé trai 17 tháng tuổi nhập viện cấp cứu vì tưởng dầu hỏa là nước
-
Hoảng hốt phát hiện bé trai 16 tháng thoi thóp bên cạnh người giúp việc đã chết nhiều ngày