Cả nước đã chính thức bước vào mùa hè 2020. Hôm nay (21/5) nhiều thành phố đón đợt nắng nóng đỉnh điểm với nhiệt độ 40 độ C, có nơi được dự báo lên tới 41-42 độ C. Đây là thời điểm các gia đình bắt đầu sử dụng điều hòa "hết công suất". Tuy nhiên, nhiều nhà vẫn lo lắng về việc, sử đụng diều hòa sẽ ngốn rất nhiều tiền điện. Bài viết này sẽ giúp bạn giải quyết một phần lo ngại đó. Hãy cũng nhau tìm hiểu cách sử dụng điều hòa tiết kiệm điện nhé.
Chống thoát nhiệt qua khe hở
Nếu phòng có khe hở, điều hòa sẽ không thể làm mát nhanh và dễ bị thất thoát không khí lạnh ra ngoài. Do đó, việc đầu tiên bạn cần làm đó chính là kiểm tra, chống thoát nhiệt qua kheo hở cho căn phòng của mình. Bạn có thể ặt tay vào các kẽ hở của cửa sổ, cửa ra vào. Nếu thấy tay mát có nghĩa là không khí trong phòng bị lọt ra ngoài. Hãy dùng băng keo để bịt kín các chỗ hở hoặc gọi thợ đến kiểm tra và xử lý.
Rèm của cũng có tác dụng lớn trong việc giảm nhiệt độ. Sử dụng các loại rèm cản nắng giúp ngăn chặn ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào phòng làm tăng nhiệt độ. Đồng thời nó cũng tránh làm khí mát trong nhà bị thất thoát ra ngoài.
Sử dụng chế độ "Dry"
Bạn nên chuyển chế độ làm lạnh của điều hòa từ Cool sang Dry. Đây là một tuyệt chiêu giúp giảm tiêu thụ điện của điều hòa. Khi hoạt động ở chế độ Cool (làm mát), điều hòa sẽ phải lấy nhiệt nóng từ trong phòng để đẩy ra cục nóng bên ngoài và làm giảm nhiệt độ trong phòng. Ở chế độ này, lượng tiêu thụ điện năng rất cao. Trong khi đó, ở chế độ Dry (làm khô), thiết bị sẽ hút hơi ẩm ở trong phòng ra ngoài, trả lại không khí trong lành, khô ráo cho căn phòng. Chế độ tiêu thụ điện năng ít hơn so với chế độ làm mát.
Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng chế độ Dry khi nhiệt độ ngoài trời không quá 34 độ C, chênh lệch không nhiều so với nhiệt độ ở trong nhà.
Không cài đặt nhiệt độ phòng quá thấp
Một số gia đình để nhiệt độ điều hòa rất thấp, từ 16-20 độ C. Đây là mức nhiệt khiến điều hòa phải hoạt động nhiều, tiêu tốn điện năng lớn. Hơn nữa, việc đi nắng về và bước vào phòng có mức nhiệt thấp như vậy dễ dẫn tới tình sạng sốc nhiệt có thể dẫn đến đột quỵ, đột tử.
Gia đình bạn chỉ nên chọn mức nhiệt điều hòa từ 25-28 độ C. Nhiệt độ này vừa đủ để làm mát căn phòng, vừa tránh tình trạng sốc nhiệt. Nếu cảm thấy phòng chưa mát, bạn có thể điều chỉnh tăng tốc độ quạt gió.
Hẹn giờ tắt máy
Hãy sử dụng chế độ hẹn giờ để tự tắt điều hòa nhất là vào ban đêm. Đêm xuống, nhiệt độ ngoài trời cũng hạ xuống, để đảm bảo giấc ngủ ngon và không bị lạnh, bạn hãy lựa chọn thời gian để tự động tắt điều hòa. Cách này giúp tiết kiệm điện rất hiệu quả.
Không bật điều hòa 24/24
Kể cả trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm, bạn cũng không nên bật điều hòa 24/24. Ngồi trong phòng điều hòa cả ngày không tốt cho sức khỏe vì không khí không được lưu thông, độ ẩm trong phòng cũng bị giảm.
Do đó, trong những khoảng thời gian không quá nóng trong ngày (sáng sớm hoặc ban đêm), bạn có thể tắt điều hòa và bật quạt. Cách này giúp không gian phòng thông thoáng hơn và tiết kiệm một lượng điện đáng kể.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Hí hửng nhờ bố chụp cho bức ảnh khi đi du lịch, đến khi xem lại thì cô gái chỉ biết mếu máo
-
Cách nấu măng khô ngon hết nấc ai cũng thích thú
-
Sợ lây nhiễm virus corona, người dân đội hộp nhựa, trùm túi nilon ra đường
-
Đại gia đình 407 thành viên chụp ảnh ngày sum họp "gây sốt" trên MXH vì con số đông "kỉ lục"
-
Rắc muối quanh nhà, mẹ chồng lắc đầu kêu "phí của" nhưng thấy kết quả phải tấm tắc khen