Nấu chè đậu đen chỉ cần làm thêm 1 bước: Đậu nhanh nhừ, bở tơi, bùi thơm bổ dưỡng

( PHUNUTODAY ) - Cách nấu đậu đen vừa nhanh mềm vừa tiết kiệm thời gian nhất có thể.

Cách nấu chè đỗ đen nhanh mềm

Ngâm đậu bằng nước lạnh

Đây cũng là cách nấu chè đỗ đen nhanh mềm, hạt đậu giữ được hương vị thơm ngon. Cách làm là ngâm đậu bằng nước lạnh trong 8 - 12 tiếng đồng hồ, việc này cũng giúp loại bỏ được hạt sâu, hạt lép.

Nếu nấu chè vào buổi sáng, bạn nên ngâm từ đêm trước, còn nếu muốn nấu chè vào buổi chiều tối sau giờ làm việc, hãy ngâm vào buổi sáng trước khi ra khỏi nhà.

Nếu thời gian chờ đợi ấy quá dài đối với bạn, hãy ngâm bằng nước ấm trong 2-4 tiếng đồng hồ. Còn nếu bạn đột nhiên muốn ăn chè, không có kế hoạch ngâm đậu từ trước, hãy dùng nước sôi. Cho đậu đã nhặt và rửa sạch vào nồi, đổ nước xâm xấp rồi đun sôi, để trong 2 phút rồi tắt bếp, ngâm cho đến khi nguội, nhớ đậy kín vung.

Ngâm đậu đen bằng nước sôi

Nếu bạn quá bận rộn và không có nhiều thời gian để ngâm đậu thì hãy thử áp dụng cách ngâm đậu bằng nước sôi để giúp đậu vừa nhanh mềm vừa tiết kiệm thời gian nhất có thể.

Đậu bạn rửa sạch, sau đó cho vào nồi cùng với lượng nước nóng vừa đủ xăm xắp mặt đậu rồi đun trong vòng 2 phút đến khi sôi thì tắt bếp.

Sau khi tắt bếp thì bạn vẫn tiếp tục ngâm đậu trong nồi khoảng 2 tiếng để đậu mềm. Lưu ý trong quá trình ngâm thì bạn không nên mở vung mà phải đậy kín nắp để giữ được hơi nóng nhằm giúp đậu được ủ tốt hơn.

Một số mẹo giúp nấu chè đỗ đen nhanh nhừ

Không cho đường trước khi đậu nhừ

Nếu bạn cho đường sớm, hạt đậu sẽ cứng lại, ninh rất lâu mềm và mất ngon. Vì vậy, hãy đợi hạt đậu vừa đủ nhừ mới cho đường, muối, đun thêm một lát nữa cho ngấm rồi tắt bếp. Hạt đậu sẽ tiếp tục ngấm gia vị trong quá trình nguội dần.

Nấu bằng lửa nhỏ

Muốn nấu chè đậu đen nhanh nhừ, hãy đun với lửa nhỏ sau khi đã sôi. Cách này còn giúp giữ tối đa các chất dinh dưỡng trong hạt đậu.

Thời gian ninh đậu là khoảng 45 - 60 phút tùy vào lượng đậu và độ mềm mà bạn muốn. Nên đậy vung trong quá trình đun, thường xuyên kiểm tra để kịp thời cho thêm nước nếu cạn.

Thêm nước nóng

Đây là cách nấu chè đậu đen nhanh nhừ mà không nhiều người biết. Việc thêm nước vào nồi trong quá trình nấu không chỉ giúp tránh tình trạng nồi chè cạn, khê, cháy mà còn đẩy nhanh tốc độ nấu, với điều kiện bạn phải thêm nước nóng. Thêm nước nghĩa là bạn duy trì nhiệt độ ổn định cho hạt đậu, giúp nó chín đều, quá trình làm chín không bị gián đoạn.

Không cho thêm gia vị trong lúc nấu

Để nồi đậu luôn giữ được độ thơm ngon, hấp dẫn vốn có trong từng hạt đậu và không làm đậu bị thay đổi kết cấu hay khiến chúng bị cứng lại thì bạn không được thêm gia vị trong lúc nấu nhé!

Sử dụng nồi áp suất để nấu chè

Nếu bạn muốn thưởng thức ngay các món ăn được nấu từ đậu đen mà không tốn quá nhiều thời chế biến thì có thể thử dùng nồi áp suất để nấu thay thế các cách nấu thông thường vừa nhanh chóng vừa tiện lợi.

Phương pháp này khá đơn giản nhưng đậu sẽ có khả năng bị nhừ hơn vì nhiệt được tạo ra từ nồi áp suất khá mạnh. Đầu tiên, bạn cần làm sạch đậu, sau đó đem đậu đi ngâm với nước lạnh, nước ấm hoặc nước sôi tùy vào nhu cầu muốn chế biến nhanh hay chậm của mình.

Sau đó cho đậu vào nồi áp suất với tỉ lệ là một phần đậu thì 2 phần nước rồi chỉnh chế độ phù hợp và bắt đầu nấu đậu. Đun đậu đến khi gần chín thì bạn điều chỉnh áp suất và mở nắp nồi để thêm ít muối hoặc đường tùy vào khẩu vị của mình.

Cuối cùng là đậy nắp lại rồi tiếp tục đun đến khi đậu chín mềm, nước cạn là có thể múc ra tô và thưởng thức được rồi nhé!

Những người không nên ăn đậu đen

Đỗ đen là nguồn thực phẩm ngon miệng và có lợi cho sức khỏe. Khi kết hợp với các loại ngũ cốc như gạo lức… sẽ tạo ra nguồn protein chất lượng cao.

Theo y học cổ truyền, đậu đen tính hơi ôn, vị ngọt, quy kinh thận, tác dụng trừ thấp, giải độc, bổ thận, bổ huyết, bồi bổ cơ thể. Nhiều sách cổ viết rằng, ăn đậu đen chữa được chứng thủy thũng, tê thấp, bổ thận, giải độc cơ thể, phụ nữ dùng lâu ngày thì làm đẹp dung nhan.

Nhiều tổ chức y tế công cộng bao gồm cả Hiệp hội Tiểu đường, Hiệp hội Tim mạch, và Hiệp hội Ung thư của Mỹ đều nói về các loại đậu, trong đó có đậu đen, như nhóm thực phẩm chính giúp ngăn ngừa bệnh và bảo vệ sức khỏe.

Theo sách dinh dưỡng ghi lại, trong đậu đen chứa hàm lượng cao protein 24,4g%, lipid 1,7g%, glucid 53,3g% và rất nhiều axit amin thiết yếu. Ngoài ra, đậu đen còn chứa rất nhiều vitamin quan trọng như vitamin A 5mg, B1 0,5mg, B2 0,21mg.

Đỗ đen giúp bổ thận, bổ máu và tác dụng làm sáng mắt. Đặc biệt chè đỗ đen tác dụng điều trị đối với thận yếu, lưng eo nhức mỏi, mặt sưng phù, phong thấp tê liệt, thấp khớp hoặc các bệnh lở loét.

Tuy nhiên, đậu đen có tính mát nên không dùng cho người bị hư hàn (loét hành tá tràng, dễ tiêu chảy, tiêu chảy mạn), chân tay lạnh, sợ lạnh. Những người bị bệnh này nếu ăn nhiều đậu đen sẽ càng làm cho bệnh nặng hơn, khó điều trị dứt điểm.

Một số rủi ro có thể gặp khi sử dụng nước đậu đen

Các loại đậu, đặc biệt là đậu đen, chứa oligosaccharides được gọi là galactans. Đây là loại đường phức tạp mà cơ thể không thể tiêu hóa được vì thiếu enzym cần thiết - alpha-galactosidase.

Do đó, ăn các loại đậu, bao gồm cả đậu đen, được biết là có thể khiến một số người bị đầy hơi và khó chịu ở ruột. Nếu gặp những triệu chứng này liên quan đến việc ăn các loại đậu, bạn có thể cân nhắc từ từ đưa chúng vào chế độ ăn uống của mình.

Một lựa chọn khác là ngâm đậu lâu hơn, chọn đậu đã nảy mầm hoặc xả nước dùng để ngâm đậu khô. Thực hiện hành động này giúp loại bỏ hai oligosaccharide, raffinose và stachyose, cũng như một số vấn đề về tiêu hóa.

Tác giả: Vũ Ngọc