Bị Cảnh sát giao thông "tuýt còi": Làm ngay 4 bước này để đảm bảo quyền lợi

08:02, Thứ hai 18/09/2023

( PHUNUTODAY ) - Trong tình huống đang đi đường mà CSGT ra hiệu lệnh yêu cầu dừng xe thì chúng nên làm gì sau đó để đảm bảo quyền lợi của mình?

Không ít người khi bị Cảnh sát giao thông (CSGT) tuýt còi yêu cầu dừng xe thường cảm thấy run sợ, lo lắng, dẫn đến việc “đi cửa sau” cho công an để được đi tiếp. Cũng có một số bộ phận không nhỏ CSGT lợi dụng chức quyền để làm điều bậy, xử lý không đúng chuẩn mực gây phẫn nộ trong lòng người dân. Trong tình huống đang đi đường mà CSGT ra hiệu lệnh yêu cầu dừng xe thì chúng nên làm gì sau đó để đảm bảo quyền lợi của mình?

04 bước nên làm sau khi bị CSGT “tuýt còi”

4-buoc-nen-lam-kho-bi-csgt-tuyt-coi-3

Bước 1: Dừng xe và nghe thông báo lỗi

Khi thấy hiệu lệnh dừng xe của CSGT, người điều khiển phương tiện hãy giữ tâm thế bình tĩnh, giảm tốc độ di chuyển vào nơi CSGT chỉ dẫn và dừng xe an toàn. Các bác lái xe ô tô cần nhớ phải bật đèn dừng khẩn cấp để các phương tiện khác biết, tránh va chạm xảy ra.

Lưu ý trước khi thực hiện yêu cầu xuống xe của CSGT, tài xế hãy ngồi nguyên ở ghế lái, hạ kính xe xuống để chờ CSGT tới. Sau đó cần quan sát kỹ CSGT đó có biển tên hay thẻ xanh không để biết người này là thật hay giả mạo chức quyền. Bởi theo quy định tại Thông tư 45/2012/TT-BCA, chỉ có CSGT đeo thẻ xanh mới được dừng phương tiện đang lưu thông, nếu không có chính là giả mạo hoặc CSGT khác chỉ được tham gia hỗ trợ.

Nếu đúng, nghe CSGT thông báo về lỗi mà bạn đã vi phạm.

Bước 2: Tra cứu lỗi và mức phạt sau khi CSGT thông báo về lỗi mà bạn vi phạm

Ví dụ: Bạn phạm lỗi chuyển làn từ ô tô sang làn xe máy mà không xi nhan, mức phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP là từ 100.000 – 200.000 đồng đối với xe máy, không có hình thức phạt bổ sung.

Bước 3: Xác định mức phạt phải nộp

Mức tiền phạt cụ thể là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt (Khoản 4 Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính).

Ví dụ: Với lỗi đã nêu ở trên, không có tình tiết tăng nặng (ví dụ gây tai nạn…), giảm nhẹ thì tiền phạt phải nộp bằng: (100.000 + 200.000)/2 = 150.000 đồng.

Bước 4: Nộp phạt

+Trường hợp 1: Mức phạt tiền tính được ở Bước 3 bé hơn hoặc bằng 250.000 đồng

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì với trường hợp phạt tiền bé hơn hoặc bằng 250.000 đồng thì CSGT phải ra quyết định xử phạt tại chỗ và bạn nộp phạt trực tiếp cho CSGT.

4-buoc-nen-lam-kho-bi-csgt-tuyt-coi-1

Vì vậy, bạn có quyền yêu cầu CSGT ra quyết định phạt ngay trong trường hợp này (xé biên lai tại chỗ) mà không lập biên bản nhé.

+Trường hợp 2: Mức phạt tính được ở Bước 3 lớn hơn 250.000 đồng thì theo đúng quy định bạn nhận biên bản phạt từ CSGT và thực hiện theo hướng dẫn có trên biên bản.

Nói chung, một khi tài xế đã bị CSGT ra hiệu lệnh dừng xe thì đa phần đều có lỗi và phải nộp phạt. Do đó, việc nắm rõ kiến thức về luật sẽ giúp chúng ta tránh được những lỗi vi phạm bị “oan”, giảm mức độ thiệt hại về tài chính cho bản thân khi bị phạt tại chỗ hoặc “đi cửa sau”. Chúng ta hãy ứng xử có văn hoá, có pháp luật thay vì đứng cãi nhau với “người cầm quyền” vì vừa gây xích mích, vừa mất thời gian.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Vũ Thêm
Từ khóa: CSGT tuýt còi quyen loi