Hầu hết các gia đình Việt thường có thói quen nấu cơm bằng nước lạnh. Họ quan niệm rằng, cơm dẻo thơm hay không là do chất lượng gạo và sự khéo léo trong việc đong đúng lượng nước cần thiết chứ không liên quan đến vấn đều nấu bằng nước nóng hay nước lạnh.
Một số bà nội trợ khác còn có thói quen ngâm gạo trước khi nấu khoảng 15-20 phút.
Lại có người cho rằng nấu cơm bằng nước lạnh sẽ tốt hơn bởi khi dó gạo sẽ chín từ từ. Nếu cho nước sôi vào ngay từ đầu sẽ khiến gạo bị chín ép, cơm bị cứng, không dẻo.
Tuy nhiên, đó là một thói quen sai lầm. Nấu cơm bằng nước lạnh là vô tình làm mất đi một lượng dinh dưỡng quý giá có trong gạo và làm cơm kém ngon. Nếu nấu cơm bằng nước lạnh, thời gian để nước nóng lên sẽ lâu hơn, khi ấy hạt gạo sẽ bị trương nở khiến cơm mất ngon.
Theo chuyên gia, nấu cơm bằng nước nóng sẽ giúp gạo nhanh chín và chín đều hơn. Từ đó, lượng dưỡng chất mất đi trong quá trình nấu cũng ít hơn và cơm dẻo hơn.
Khi nấu bằng nước nóng, lớp bên ngoài hạt gạo nhanh co lại thành màng bảo vệ giúp hạt gạo không bị vỡ và giữa lại tối đa lượng chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể.
Quá trình nấu cơm cũng nên lưu lý đậy nắp nồi thật kín, tránh để gạo tiếp xúc với không khí. Nấu cơm trong nồi kín và bằng nước sôi sẽ giúp giữ lại lượng vitamin B1 nhiều hơn 30% so với nấu bằng nước lạnh.
Dù bạn nấu bằng nồi cơm điện, bếp gas hay bếp điện, hãy nhớ nấu cơm bằng nước nóng nhé.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Lần đầu tiên Song Hye Kyo lên tiếng về bản thân sau ly hôn giúp fan an tâm hơn
-
Thanh niên lừa người yêu cũ nhắm mắt để tặng quà rồi lấy dao cắt cổ tử vong trong ô tô
-
Thấy mụn mọc nhiều ở vị trí này, cẩn thận đại họa sắp ập đến, tiền mất tật mang
-
Thấy chồng bỏ giày vào tủ lạnh vợ khó hiểu vô cùng, ngờ đâu sáng hôm sau "trọn tròn mắt" bất ngờ quá đỗi
-
Nên mở hay đậy nắp xoong khi luộc rau? Đáp án chính xác không phải chị em nào cũng biết