Cuộc sống hiện đại bận rộn và nhiều thú vui dễ dẫn tới thói quen thường xuyên thức khuya, làm ca đêm, đồng hồ sinh học rối loạn, tăng nguy cơ mất ngủ của một số người.
Đồng hồ sinh học, giống như chiếc đồng hồ báo thức trong cơ thể, có khả năng kiểm soát thói quen mỗi ngày, bao gồm đi ngủ hay thức dậy, đối với cả trẻ em và người lớn.
Đồng hồ sinh học vận hành tốt khi mọi người hoạt động theo ánh sáng, thức dậy khi mặt trời mọc và ngủ nhanh trong môi trường tối. Đồng hồ sinh học rối loạn sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, béo phì, cao huyết áp, mỡ máu cao, tiểu đường.
Vậy thời gian nào là tốt nhất để đi vào giấc ngủ?
Các nhà khoa học ghi nhận những người đi ngủ trước 22h sẽ khỏe mạnh và sống lâu hơn.
Lợi ích của việc ngủ đúng giờ
Phục hồi não bộ
Giấc ngủ sâu giúp não bộ được phục hồi và hoạt động tốt hơn các chức năng tập trung và nhận thức. Khi có giấc ngủ chất lượng thì não bộ được nghỉ ngơi, có điều kiện lọc sạch chất chuyển hóa tích tụ trong hệ thần kinh sau một ngày mệt mỏi.
Ngoài ra, ngủ đủ giấc và đúng giờ còn cho phép ngày hôm sau làm việc hiệu quả hơn, vì não bộ có khả năng xử lý nhanh nhạy, linh hoạt các thông tin nhận được.
Cải thiện hệ miễn dịch
Giấc ngủ ngon giúp chức năng của các tế bào miễn dịch lympho T cải thiện tốt hơn, nhờ đó cơ thể có thể chống lại các mầm bệnh nội bào như virus như cúm, herpes, HIV, tế bào ung thư. Ngủ đúng giờ cũng là cách để cải thiện sức khỏe hệ miễn dịch.
Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Các chuyên gia sức khỏe lý giải rằng, khi thiếu ngủ sẽ làm tăng chất gây viêm trong máu và nồng độ hormone gây stress - tác nhân chính gây nên bệnh lý tim mạch.
Thiếu ngủ và không biết nên đi ngủ lúc mấy giờ để duy trì giấc ngủ đúng giờ còn làm xuất hiện xu hướng ăn vặt nhiều hơn từ đó sinh ra béo phì - yếu tố liên quan tới bệnh tim mạch.
Ngủ không đủ giấc còn đẩy cơ thể vào trạng thái lừ đừ, mệt mỏi, không hứng thú trong mọi hoạt động thường ngày. Vì thế, người ngủ không đúng giờ, ngủ không ngon giấc hay thiếu ngủ có nguy cơ bị béo phì và bệnh tim mạch, nhất là chứng ngưng thở khi ngủ.
Ngăn ngừa lão hóa
Đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc là cách để hạn chế nếp nhăn, làm chậm quá trình lão hóa. Điều này được giải thích do khi ngủ say, tế bào già cỗi và tế bào chết trên da được đào thải và thay thế bằng tế bào mới giàu sức sống hơn.
Không những thế, duy trì giấc ngủ đúng giờ còn hạn chế xuất hiện nếp nhăn và giúp tinh thần được sảng khoái, nhờ đó mà ngăn ngừa được quá trình lão hóa da.
Ngủ là cơ chế để cơ thể sạc lại năng lượng, sắp xếp lại toàn bộ nguyên liệu trong cơ thể. Sau giấc con người sẽ tràn đầy năng lượng. Những người thiếu ngủ thường cạn kiệt năng lượng rất nhanh, vì vậy mệt lúc nào cần nghỉ ngơi lúc đó, không nên cố quá sức sẽ rất hại sức khỏe và sắc đẹp.
Bạn hãy nghỉ ngơi hoặc ngủ một giấc ngắn 5-10 phút để cơ thể sạc lại năng lượng và lấy lại cân bằng, điều này cực kỳ ý nghĩa với cơ thể bạn.
Vì sao lại bị mất ngủ?
Khi bị mất ngủ, bạn nên tìm ra nguyên nhân để điều chỉnh. Đó có thể là môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ bao gồm nhiệt độ trong nhà, độ ẩm, ánh sáng, tiếng ồn. Ngưng sử dụng điện thoại di động trước giờ ngủ cũng giúp bạn dễ thiếp đi hơn.
Việc kiểm soát thời gian chợp mắt trong ngày cũng rất quan trọng. Một số người không ngủ được vào ban đêm nên ngủ bù vào ban ngày. Nếu điều này diễn ra trong thời gian dài sẽ dễ tạo thành một vòng luẩn quẩn.
Thói quen ngủ không đều đặn đó sẽ làm tăng xác suất mất ngủ. Các nhà khoa học lưu ý rằng, thời gian nghỉ trưa chỉ nên trong vòng 20-30 phút, để dành thời gian nghỉ ngơi tối ưu cho buổi tối.
Ngoài ra, bạn nên tránh xa tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ trước khi đi lên giường như dùng quá nhiều rượu, cà phê, đồ uống kích thích; ăn tối quá no; tránh vận động quá sức; tâm trạng bất an.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
Sổ đỏ đồng sở hữu: Mua bán hoặc thế chấp vay ngân hàng cần những thủ tục gì?
-
Người lao động thuộc trường hợp này sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp
-
Loài cá sống trong lòng đất, mấy tháng trời không ăn uống vẫn béo mập như thường
-
Những trường hợp được hoàn trả lại tiền BHYT năm 2024: Ai cũng nên biết sớm kẻo thiệt thòi
-
Năm 2023: 6 lỗi vi phạm giao thông không bị CSGT phạt tiền, ai không biết quá phí