1. Nên ăn gì khi bị sốt xuất huyết?
- Trứng, thịt nạc, thịt gà, cá
Một trong những thành phần chính cấu tạo nên các tế bào và mô mới cho xơ thể đó là protein, từ đó giúp tăng cường kháng thể chống lại bệnh tật. Chính vì như vậy, những thực phẩm giàu đạm như trứng, thịt gà, thịt nạc hay cá... sẽ giúp người bị sốt xuất huyết hồi phục nhanh hơn nhờ việc bổ sung năng lượng và dinh dưỡng bị mất đi trong quá trình bị bệnh.
- Thức ăn lỏng
Khi bị bệnh, để nhằm hạn chế nguy cơ xuất huyết, bạn nên ăn các loại thức ăn dạng lỏng, dễ nuốt như cháo, súp,… để hạn chế nguy cơ xuất huyết. Trong đó, cháo là món ăn dễ tiêu hóa, giúp người bệnh không cảm thấy bị nặng bụng và đầy hơi sau khi ăn. Bên cạnh đó, các món súp cũng sẽ giúp người bệnh tiêu hóa tốt hơn, đặc biệt là các loại súp rau sẽ giúp hệ tiêu hóa cảm thấy được dễ chịu hơn trong quá trình trị bệnh. Không chỉ đối với người bị sốt xuất huyết mà những ai đang bị bệnh đều nên sử dụng các món ăn này.
- Nước dừa
Đa số những bệnh nhân bị sốt xuất huyết rất dễ bị mất nước do sốt ở nhiệt độ cao, tiêu chảy, chán ăn, nôn và buồn nôn trong giai đoạn sốt ở ngày thứ 4 - 6 trong quá trình điều trị bệnh. Do đó, việc quan trọng họ cần làm lúc này là bổ sung đủ nước cho cơ thể. Trong đó, nước dừa là một trong những lựa chọn phù hợp nhất giúp người bệnh vừa có thể bổ sung lượng nước và chất điện giải bị mất, vừa cũng cấp nhiều chất dinh dưỡng khác nhau cần thiết cho cơ thể. Mỗi ngày, người bệnh có thể uống 2 ly nước dừa để giúp hỗ trợ trong quá trình điều trị, cơ thể mau chóng được khôi phục khỏe mạnh.
- Nước ép trái cây, rau củ
Trong danh sách này, nước ép rau củ được đánh giá là loại thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Rau là một trong những loại thực phẩm có khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, giúp cải thiện khả năng miễn dịch, từ đó rút ngắn thời gian phục hồi sau bệnh sốt xuất huyết, nên hãy sử dụng nước ép rau củ cho người bị sốt xuất huyết. Ngoài ra, bạn có thể cho thêm 1 ít nước cốt chanh vào để có thể bổ sung vitamin C cho cơ thể lại có thể làm tăng hương vị cho cốc nước ép.
- Sữa chua
Sữa chua là một loại thực phẩm nên được sử dụng trong thời gian mắc sốt xuất huyết, với công dụng giúp người bệnh chống lại virus và nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Trong sữa chua có chứa thành phần probiotics giúp tăng cường sản xuất các vi khuẩn đường ruột có lợi, từ đó giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Không những vậy, nhờ đăc tính tăng cường miễn dịch này, việc ăn sữa chua hàng ngày còn giúp bệnh nhân sốt xuất huyết nhanh chóng hồi phục hơn.
- Một số loại trái cây
+ Lựu: chứa nhiều khoáng chất và chất dinh dưỡng, cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể, giảm kiệt sức và mệt mỏi. Không những vậy, lựu còn chứa hàm lượng sắt cao, giúp bệnh nhân sốt xuất huyết duy trì lượng tiểu cầu trong máu, từ đó giúp người bệnh phục hồi sau sốt xuất huyết nhanh hơn.
+ Bưởi: Trong bưởi rất giàu chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng, trong đó có chứa lượng lớn Vitamin C giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.
+ Cam: Với các đặc tính chống oxy hóa và hàm lượng Vitamin C cao, ăn cam sẽ rất tốt cho việc điều trị và làm giảm virus sốt xuất huyết trong cơ thể người bệnh.
+ Quả kiwi: Kiwi là một loại quả rất giàu Vitamin A, Vitamin E, kali giúp duy trì chất điện giải của cơ thể và ổn định huyết áp.
2. Bị sốt xuất huyết nên kiêng ăn gì?
- Thực phẩm chiên, rán nhiều dầu
Bệnh nhân bị sốt xuất huyết nên tránh các thực phẩm chiên hoặc nhiều dầu. Nguyên nhân là bởi, các loại thực phẩm này có chứa lượng chất béo cao có thể dẫn đến tình trạng tăng huyết áp và cholesterol, từ đó làm chậm quá trình phục hồi bằng cách làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, các thực phẩm chứa nhiều dầu này còn khiến cho hệ tiêu hoá khó tiêu, cảm giác chướng bụng, nôn và buồn nôn.
- Thực phẩm cay
Đứng thứ hai trong danh sách những thực phẩm không nên ăn khi bị sốt xuất huyết. Vì những loại thức ăn này thể gây tích tụ axit trong dạ dày và dẫn đến loét và tổn thương thành mạch, tăng nguy cơ xuất huyết.
- Đồ uống có chứa caffein
Như đã nói trước đó, khi bị sốt xuất huyết sẽ khiến cơ thể bị mất nước và bệnh nhân phải uống nhiều nước hơn. Tuy nhiên cà phê hay những loại đồ uống có chứa caffein có thể gây kích thích đường tiêu hóa, dẫn đến triệu chứng buồn nôn và tiêu chảy. Không những vậy, loại nước uống này còn có thể làm tăng sản xuất axit trong dạ dày và tăng nhịp tim. Tất cả những tác dụng phụ này có thể cản trở quá trình phục hồi bệnh sốt xuất huyết.
Tác giả: Minh Hằng
-
Ca sốt xuất huyết tăng, 4 người không qua khỏi: Có dấu hiệu này là bệnh trở nặng, đi viện càng sớm càng tốt
-
Đặt bát nước này trong phòng ngủ, muỗi chạy xa không dám 'vo ve', chẳng còn lo sốt xuất huyết
-
Sốt xuất huyết tăng cao: 6 biểu hiện bệnh trở nặng người dân cần biết để cấp cứu kịp thời
-
9 loại cây là "khắc tinh" của muỗi, đang dịch sốt xuất huyết nhà nào cũng nên có một chậu
-
Lội nước mưa ngập về nhớ làm ngay những việc này