Đặt bát nước này trong phòng ngủ, muỗi chạy xa không dám 'vo ve', chẳng còn lo sốt xuất huyết

16:05, Thứ năm 14/07/2022

( PHUNUTODAY ) - Thay vì phải dùng hóa chất đuổi muỗi, bạn có thể dùng những loại nước dưới đây để đuổi chúng ra khỏi nhà bạn.

Sử dụng nước đường diệt muỗi

Muỗi là loài nguyên nhân gây nên các bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết. Đặc tính của muỗi là rất thích những đồ có hương vị ngọt, để tiêu diệt muỗi một cách hiệu quả bạn chỉ cần một chút đường và nước, cho hỗn hợp nước đường vào chai rượu hay chai nước cổ nhỏ sau đó đặt chai nằm ngang ở góc nhà, gầm tủ, mùi ngọt của đường sẽ dẫn dụ muỗi bay vào, khi gặp nước đường sẽ bị nước đường giữ chặt không thể thoát ra ngoài và chết tại đó.

duoimuoi

Dùng dầu gió pha loãng

Đầu tiên, để làm nước đuổi muỗi với dầu gió, bạn hãy chuẩn bị một chiếc bát nhỏ. Đổ một ít nước vào bát (khoảng 2/3 bát là đủ). Thêm vào bát vài giọt dầu gió. Sau đó, đổ một ít nước vệ sinh bồn cầu vào bát và khuấy đều.

Cả dầu gió và nước vệ sinh bồn cầu đều có tác dụng xua đuổi muỗi.

Đặt bát nước này ở canh giường, muỗi sẽ không dám bén mảng đến nơi bạn ngủ.

Dầu bạc hà và dầu dừa

Dầu bạc hà là một loại tinh dầu có tác dụng tốt trong việc đuổi muỗi. Kết hợp nó với dầu dừa giúp tăng cường tiềm năng đuổi muỗi và về cơ bản làm cho nó trở thành thuốc chống côn trùng tự nhiên và độc đáo.

Cách làm: Trộn dầu bạc hà với dầu dừa. Sau đó, thoa hỗn hợp này trực tiếp lên tay và chân của bạn. Làm điều này 2-3 lần trước khi bạn đi ra ngoài.

Nước ngọt

Chuẩn bị

1 vỏ chai nước lớn

1 con dao rọc

1 chai nước ngọt coca uống dở

Cách thực hiện

Bước 1: Bạn dùng dao rọc chai nước thành 2 phần như hình dưới đây.

Bước 2: Đổ nước coca một lượng vừa đủ vào phần nữa dưới của chai nhựa vừa cắt

Bước 3: Úp ngược phần đầu chai lại thành hình cái phễu.

Bước 4: Đặt chai ở nơi có nhiều muỗi, muỗi thấy mùi ngọt sẽ bay vào trong và không thể thoát ra.

duoimuoi2

Giấm táo với tinh dầu tự nhiên

Giấm táo là một cơ sở hiệu quả và không nhờn, có thể được sử dụng để tăng khả năng chống thấm của một số loại tinh dầu nhất định. Giấm táo thúc đẩy hoạt động chống thấm của các loại tinh dầu bằng cách tạo ra độ pH hơi axit trên bề mặt da của bạn và không gây nhờn, có thể khiến muỗi tránh xa bạn.

Cách làm là trộn giấm táo và nước theo tỷ lệ bằng nhau. Thêm một vài giọt tinh dầu bạn đã chọn và trộn đều. Lưu trữ dung dịch này trong một chai với có nắp dạng xịt.

Tinh dầu từ vỏ cam

Cách này thì đơn giản hơn rất nhiều chẳng cần bạn phải xay nhuyễn ép lấy nước làm gì. Chỉ cần bạn cắt vỏ cam ra sau đó đốt nến lên, sức nóng sẽ làm cho tinh dầu tự nhiên trong vỏ cam tỏa ra đánh đuổi bọn muỗi đáng ghét đi.

Đặc điểm của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết:

Muỗi có màu đen, thân và chân có những đốm trắng thường được gọi là muỗi vằn.

Muỗi vằn cái đốt người vào ban ngày, đốt mạnh nhất là vào sáng sớm và chiều tối.

Muỗi vằn thường trú đậu ở các góc/xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà.

Muỗi vằn đẻ trứng, sinh sản ở các ao, vũng nước hoặc các dụng cụ chứa nước sạch ở trong và xung quanh nhà như bể nước, chum, vại, lu, khạp, giếng nước, hốc cây... các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa nước như lọ hoa, bát nước kê chạn, lốp xe, vỏ dừa...

Muỗi vằn phát triển mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ trung bình hàng tháng vượt trên 20º C.

Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti.

Bệnh xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, bệnh lưu hành rất phổ biến, ở cả 4 miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên, kể cả ở thành thị và vùng nông thôn, bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7, 8, 9, 10.

Sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết:

Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh.

Thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc làm cho công tác điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử vong nhất là với trẻ em, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội.

Bệnh sốt xuất huyết do vi rút Dengue gây ra với 4 típ gây bệnh được ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Cả 4 típ gây bệnh này đều gặp ở Việt Nam và luân phiên gây dịch. Do miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ có tính đặc hiệu đối với từng típ cho nên người ta có thể mắc bệnh sốt xuất huyết lần thứ 2 hoặc thứ 3 bởi những típ khác nhau.

chia sẻ bài viết
Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link
Tác giả: Vũ Ngọc
Từ khóa: đuổi muỗi