Nếu bạn ưa chuộng mì ăn liền điều gì sẽ xảy ra với cơ thể?

( PHUNUTODAY ) - Nếu bạn ưa chuộng mì ăn liền điều gì sẽ xảy ra với cơ thể - hãy tìm hiểu ngay kẻo hối không kịp.

Mì ăn liền là thực phẩm chín nhanh chỉ trong vài phút. Nguyên lí chế tạo mì ăn liền chính là dùng dầu cọ nấu chín sợi mì rồi dùng các chất phụ gia để làm cứng, ép lại thành khối. Khi sử dụng chỉ cần đổ nước sôi ngâm trong hai đến ba phút là đủ thời gian làm lượng mỡ bám quanh sợi mì bị tan chảy, đồng thời làm sợi mì trở nên mềm.

Trong cuộc sống có rất nhiều loại mì ăn liền nhưng lại không biết rằng nhiều loại mì có chứa lượng kim loại độc vượt quá tiêu chuẩn cho phép, sau khi trải qua 36 tiếng tiêu hóa sẽ biến thành thứ gì?

Thí nghiệm của đại học Havard

Theo một nghiên cứu tại Đại học Havard, hai tình nguyện viên tiến hành nuốt viên nhộng có chứa camera siêu nhỏ và máy giám sát vô tuyến cùng thức ăn.

Chỉ mất ba phút để úp một gói mì nhưng trải qua 36 tiếng tiêu hóa vẫn không được, vì sao lại khó có thể tiêu hóa như vậy? Lí do là trong mì có thể chứa tới 136 loại antioxidants, chất này thường được dùng để chế tạo thuốc nhuận tràng, axit tartaric, cao su silicone dùng để chế tạo kính áp tròng và bột giặt, cho đến các thành như butan trong máy bật lửa cũng có trong sợi mì. Đó cũng là lí do sợi mì khi chín có thể vừa mềm vừa dai.

Nghiên cứu tại Đại học Havard chỉ ra rằng, thành phần trong mì còn có thể chứa đến 24 loại muối natri, loại muối này khi đi vào cơ thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh cao huyết áp, bệnh tim, trúng gió, tổn thương thận và các bệnh khác.

Trước kia có rất nhiều người cho rằng mì ăn liền có rất nhiều chất bảo quản và thường đùa nhau: “ăn quá nhiều sẽ biến thành xác khô”. Thực ra điều này không chính xác, một số loại mì không hề có chất bảo quản, bản thân mì cũng không có vấn đề gì, nhưng để thuận tiện trong việc bảo quản, mì ăn liền đều được chiên qua dầu, cho thêm chất BHT (là một chất phụ gia chống oxy hóa ở thực phẩm).

BHT (2,6-Di-tert-butyl-4-methylphenol) là một loại antioxidants được sử dụng rộng rãi trong thực phẩm có nhiều dầu mỡ, dễ dẫn đến tình trạng viêm gan, nhiễm sắc thể hoạt động không bình thường thậm chí làm suy giảm chức năng sinh lí; chất điều vị hay còn gọi là các gói gia vị trong mì cho dù là có vị thịt hay gói mỡ, gói hành đều có antioxidants. Do vậy, sử dụng trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể, hơn nữa tỷ lệ mắc ung thư rất cao.

Đã từng có nhiều báo cáo chỉ ra rằng, trong gói gia vị của mì ăn liền chứa các kim loại nặng như: đồng, thạch tín, thủy ngân.

Điều đáng sợ hơn chính là gói giấy hay bao bì bên ngoài của mì ăn liền chứa nhiều chất độc hại.

Ít giá trị dinh dưỡng

Mì ăn liền là thực phẩm được chế biến có rất ít giá trị dinh dưỡng. Và nó được coi là đồ ăn vặt. Mỗi bánh mì ăn liền có chứa lượng cao carbohydrate, natri và các chất phụ gia thực phẩm khác, và chứa rất ít yếu tố cần thiết như chất xơ, vitamin, khoáng chất.

Ảnh hưởng tới tim mạch, tăng huyết áp

Theo tiêu chuẩn Codex quốc tế (tiêu chuẩn của Tổ chức nông lương thế giới) đối với mì ăn liền thì các chất điều chỉnh axit, chất tăng cường hương vị, chất làm đông đặc, chất giữ ẩm, chất tạo màu sắc, chất ổn định, chất chống oxy hóa, chất nhũ hoá, chất xử lý bột, chất bảo quản và các chất chống đóng bánh được phép sử dụng trong quá trình chế biến mì ăn liền.

24 trong số 136 chất phụ gia có trong các Tiêu chuẩn Codex là muối natri. Và việc sử dụng các chất phụ gia natri là lý do chính tại sao mì ăn liền có hàm lượng natri cao. Thực phẩm giàu natri có thể gây tăng huyết áp, bệnh tim, đột quỵ, tổn thương thận và các vấn đề sức khỏe khác.

Hiệp hội người tiêu dùng Penang tiến hành một cuộc kiểm tra trên 10 mẫu mì ăn liền thì tìm thấy 3 mẫu có chứa natri trên 1.000 mg. Lượng natri trung bình được tìm thấy trong các mẫu khác là 830 mg. Theo đề xuất chế độ ăn uống dự phòng hiện tại của Mỹ (RDA), hàm lượng natri cho người lớn và trẻ em trên 4 tuổi là 2.400 mg/ngày. Tiêu thụ mì ăn liền thường xuyên có thể làm cho lượng natri tiêu thụ quá mức bình thường vì natri có mặt trong nhiều thực phẩm hàng ngày khác, đặc biệt là thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm bán rong.

Nguy cơ nhiễm chất độc hại

Một trong những mối quan tâm lớn với mì ăn liền là nó có thể sinh ra dầu hoặc mỡ biến tính nếu không được quản lý đúng cách trong quá trình sản xuất. Đây là điều có thể xảy ra nếu dầu nấu mì không được nhà sản xuất duy trì ở nhiệt độ thích hợp hoặc không được thay đổi thường xuyên.

Làm suy giảm hệ thống miễn dịch

Mì ăn liền được phủ một lớp sáp để ngăn chặn việc chúng bị dính lại với nhau. Điều này có thể nhìn thấy rõ khi nước nóng được thêm vào mì. Sau một thời gian sáp sẽ nổi trên mặt nước.

Tiêu chuẩn Codex cũng cho phép sử dụng tới 10.000 mg/kg hóa chất propylene glycol - một thành phần chống đông tương tự chất giữ ẩm (giúp giữ ẩm để ngăn chặn mì không bị khô) trong mì ăn liền. Propylene glycol sẽ dễ dàng được cơ thể hấp thụ và tích tụ trong tim, gan và thận gây ra những bất thường và hư tổn. Hóa chất này cũng có khả năng làm suy yếu hệ thống miễn dịch.

Mì ăn liền và gói bột gia vị cũng chứa một lượng lớn bột ngọt (MSG). Đó là chất tăng cường hương vị được các nhà sản xuất sử dụng để làm cho mì có hương vị tôm hay thịt bò. Và 1-2 % dân số có khả năng dị ứng với loại bột ngọt này. Người bị dị ứng với bột ngọt sẽ có cảm giác bỏng rát, tức ngực, đỏ bừng mặt hay đau và nhức đầu.

Gây tổn thương thận và đột quỵ

Tiêu thụ lượng natri lớn có liên quan đến bệnh đột quỵ hoặc tổn thương thận. Tại Malaysia, ước tính có 13.000 bệnh nhân phải lọc thận. Mỗi năm 2.500 người nhập vào danh sách những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối. Và mỗi giờ, ở Malaysia có 6 trường hợp bệnh nhân mới bị đột quỵ.

Tác giả: Ngọc Lê