Nếu lưỡi bạn có những dấu hiệu này cần đi khám ngay lập tức kẻo "ch.ết đến nơi" cũng không biết

( PHUNUTODAY ) - Bạn hãy thường xuyên dùng gương nhìn vào lưỡi để nhận biết sức khỏe cơ thể qua các dấu hiệu bất thường dưới đây xuất hiện trên lưỡi. Nếu có những dấu hiệu này, bạn cần đến bệnh viện khám ngay lập tức.

Lưỡi hiển thị những thông tin chính xác nhất

So với các bộ phận khác thì lưỡi kể cả mặt sau là thước đo hay "hàn thử biểu" khá chính xác nhất về sức khỏe của hệ thống tiêu hóa. Vì tất cả các loại bệnh đang tồn tại trong cơ thể đều thể hiện qua hệ thống lông (fur) của lưỡi, tạo ra những loại màu sắc khác nhau. Cùng với lưỡi, răng của con người cũng có hiện tượng này, chủ yếu là do vệ sinh kém, hoặc do rối loạn cảm giác hay viêm nhiễm.

Vì sao có thể nhìn lưỡi đoán bệnh?

Đối với các chuyên gia y tế, nhất là các chuyên gia về y học cổ truyền, lưỡi không chỉ là cơ quan vị giác, dùng để cảm nhận mùi vị đơn thuần mà còn là cơ quan cảnh báo sức khỏe của toàn bộ cơ thể.

Đông y cho rằng tất cả các tạng phủ, kinh lạc đều có quan hệ và biểu hiện ra ở lưỡi.

Khi khám bệnh Đông y thường có thêm khâu “thiệt chẩn” tức là nhìn lưỡi khám ra đủ các thứ bệnh trong lục phủ ngũ tạng. Người ta còn chia ra 6 mức độ của rêu lưỡi thể hiện các vấn đề sức khỏe là phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa.

Không chỉ có Đông y, ngay cả các bác sĩ Tây y, với sự trợ giúp của nhiều thiết bị khám bệnh hiện đại nhưng khi khám vẫn yêu cầu người bệnh thè lưỡi để quan sát. Vậy mới thấy, mối liên hệ của lưỡi đối với sức khỏe toàn cơ thể rất mật thiết.

Về cách nhìn lưỡi chẩn bệnh, Đông y chia làm 2 phần để quan sát đó là chất lưỡi và rêu lưỡi. Chất lưỡi là cấu trúc của cơ bản của lưỡi. Rêu lưỡi là phần bám trên bề mặt của lưỡi.

Người bình thường nếu có chút hiểu biết về y học cũng có thể dựa vào chất lưỡi và rêu lưỡi để đoán sơ bệnh tình của mình trước khi đi khám tại cơ sơ y tế.

Ảnh minh họa. 

Đoán bệnh qua màu sắc của lưỡi

Lưỡi có nốt đỏ

Khi lưỡi có những nốt đỏ hay vết loét có thể là do cảm lạnh, sốt, ăn uống nhiều loại trái cây như cam quýt hoặc do cắn vào lưỡi. Những vết loét bình thường sẽ lành lại và biến mất trong vòng 1 tuần đến 10 ngày nhưng nếu kéo dài có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư miệng. Trong trường hợp này, bạn nên đi đến bác sỹ để được khám và điều trị kịp thời.

Lưỡi có lớp phủ màu trắng

Khi lưỡi xuất hiện một lớp phủ màu trắng dày, có thể lưỡi bị nhiễm trùng, sưng tấy, hoặc có thể là dấu hiệu của bệnh tưa miệng, nhiễm nấm candida (hay còn gọi là nấm men). Với bệnh này, chúng ta có thể điều trị bằng thuốc diệt nấm đặc trị hoặc làm vệ sinh lưỡi thường xuyên để lưỡi trở lại trạng thái bình thường.

Lưỡi có màu sậm hoặc đen

Lưỡi có màu sậm tối hoặc đen là biểu hiện sức khỏe có vấn đề có thể do lối sống, chế độ ăn uống hoặc việc sử dụng thuốc. Tác dụng phụ của thuốc bismuth (như Pepto Bismol: Thuốc trị tiêu chảy, hoặc viêm loét dạ dày, tá tràng) làm lưỡi tạm thời chuyển sang màu đen.

Lưỡi mọc lông

Nếu lưỡi giống như mọc lông, có thể nguyên nhân là do dùng thuốc kháng sinh, lưỡi bị nhiễm khuẩn hay do khô miệng làm lưỡi bị mất nước.

Lưỡi có vết như hình bản đồ

Khi trên lưỡi có những vết như hình bản đồ, viền màu trắng, phía trong đỏ đậm hơn màu lưỡi bình thường và dần dần loang rộng ra là biểu hiện của bệnh viêm lưỡi bản đồ. Đây không phải là một bệnh lý nghiêm trọng. Những vết thương tổn có thể thay đổi về hình dạng, kích cỡ và vị trí theo từng ngày, thậm chí là từng giờ.

Bề mặt lưỡi sần sùi

Bề mặt lưỡi sần sùi có thể là do lưỡi bị viêm và có cảm giác đau. Nếu là những vết loét bình thường thì tình trạng này không nghiêm trọng và sẽ hết trong một vài ngày. Nhưng nếu nó chuyển sang màu đỏ hoặc màu trắng, đau và không biến mất, nó có thể là một dấu hiệu của ung thư miệng.

Lưỡi có màu đỏ và đau

Khi lưỡi màu hồng đột nhiên biến thành màu đỏ có thể là dấu hiệu thiếu vitamin B3, thiếu máu hoặc thiếu acid folic và vitamin B12.

Lưỡi chuyển sang vàng

Màu vàng trên lưỡi có thể là do lưỡi nhiễm một số loại nấm hoặc vi khuẩn trong miệng. Một nguyên nhân khác có thể do dạ dày trào ngược. Đôi khi, những thay đổi màu sắc của lưỡi chỉ xuất hiện trong một khoảng nhỏ là do cơ địa. Trong trường hợp đó, một số vùng trên lưỡi có màu vàng trong khi các khu vực khác vẫn bình thường và màu hồng.

Lưỡi nóng rát

Hiện tượng nóng rát miệng và lưỡi là triệu chứng phổ biến nhất ở phụ nữ sau mãn kinh. Các nguyên nhân khác có thể do nhiễm khuẩn, miệng khô hoặc thiếu dinh dưỡng.

Lưỡi có màu nhợt nhạt và mịn

Khi một người bị thiếu máu do thiếu sắt, lưỡi sẽ trở nên nhợt nhạt và mịn. Đó là bởi vì khi cơ thể bạn thiếu sắt, máu không mang đủ oxy cần thiết đến các mô (gồm cả lưỡi) để lưỡi có màu đỏ hồng. Do vậy, bạn cần bổ sung chất sắt cho cơ thể bằng cách tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất sắt như các loại thịt màu đỏ, thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, sò, trai, bắp cải, cải xoong, hạt mè, hạnh nhân…

Nhận biết một số bệnh cụ thể qua lưỡi

Viêm loét dạ dày và loét tá tràng: Lưỡi có lông màu trắng ở giữa, chia tách dọc theo hai bên lưỡi.

Sốt, tiêu chảy, đái tháo đường, thiếu máu: Mặt lưỡi khô với nhiều vết nứt nhỏ.

Chứng khó tiêu: Có dấu hiệu giống như vết răng cắn trên lưỡi.

Bệnh lá lách: Lưỡi sưng đỏ ở phía bên trái.

Bệnh rối loạn đường tiêu hóa: Xuất liện lông nâu trên lưỡi.

Bệnh thận: Lông trắng dọc theo hai bên và phần sau của lưỡi.

Bệnh viêm miệng: Xuất hiện lông màu trắng trên lưỡi.

Viêm túi mật: Bề mặt lưỡi có lông nâu vàng.

Bệnh phổi: Lông trắng dọc theo hai bên và ở phần phía trước đầu lưỡi.

Mắc bệnh sốt Scarlet: Lưỡi có màu trắng và đỏ (màu dâu tây).

Bệnh xơ gan: Lưỡi bóng, mịn và có màu đỏ.

Thiếu máu và suy tim: Lưỡi có màu nhợt nhạt.

Bệnh gan và túi mật: Lưỡi có lông vàng.

Rối loạn đường ruột: Lưỡi phẳng và hình thành các đốm đỏ, bóng ở tâm lưỡi.

Tác giả: Vân Tiên