3 cách bố thí của nhà Phật
Đức Phật dạy có 3 loại bố thí chúng ta có thể thực hiện: Bố thí tài, bố thí Pháp, bố thí vô úy.
Bố thí tài: Chính là dùng tiền bạc, tài chính cứu giúp những người khó khăn, nghèo khổ.
Bố thí Pháp: Chính là khuyến thiện để chúng sinh học Phật pháp, giảng pháp cho mọi người, dùng thiện niệm để cứu độ, giúp chúng sinh tin Thần Phật.
Bố thí vô úy: Nói một cách đơn giản chính là ăn chay, giới cấm không sát sinh…
Nếu thực sự thực hiện được một cách chân chính ba loại bố thí này thì chính là bạn đang gieo trồng nhân thiện duyên vô cùng to lớn.
Khi hiểu được cần bố thí như thế nào đó chính là “tu phúc”. Cho dù trong đời này bạn không thấy được kết quả nhưng tương lai chắc chắn sẽ được phúc báo tốt lành. Tuy nhiên có một nguyên tắc rất quan trọng trong khi bố thí chính là bố thí trong phạm vi năng lực của bản thân mình.
Có một số người bản thân không có tiền liền đi mượn tiền để giúp đỡ người khác. Phật có dạy bạn công đức trong khả năng làm được của mình, không làm được thì không cần miễn cưỡng. Ngoài ra còn một điểm rất quan trọng khác là: Sự bố thí thật sự không phải ở số lượng nhiều hay ít mà là xuất phát từ tâm của bạn. Nếu tâm bạn chân thành vui vẻ khi bố thí cho người thì rất tự nhiên sẽ tích được phúc báo rất lớn.
Trong cuộc sống số phận cuộc đời mỗi người không ai là giống nhau, có kẻ giàu, có người nghèo khó, lại có những kẻ túng quẫn đến manh áo che thân cũng không lo nổi. Thế nhưng không vì thế mà việc bố thí bị ngăn trở. Bố thí không chỉ bằng vật chất là cho đi, mà bố thí còn có nghĩa là buông bỏ…
Ngay cả lúc tay không, ta vẫn có thể bố thí. Có khi chỉ là một nụ cười nho nhỏ, lời hỏi thăm sức khỏe hay một tiếng chào thân ái. Như vậy đều đã là bố thí, đều đã tạo một cơ sở phúc báo cho chính mình vậy.
Mỗi người cần biết "tu hành"
“Tu” nghĩa là sửa, tìm ra cái sai, cái chưa tốt chưa thiện của mình để sửa cho đúng hơn, tốt hơn, thiện hơn. Khi đã sửa được tốt hơn, thiện hơn thì đã lên cảnh giới tầng thứ cao hơn, lại nhìn lại mình, phát hiện ra điều mình vẫn chưa đúng, chưa tốt, chưa thiện rồi lại sửa tiếp. Một quá trình liên tục như vậy sẽ liên tục nâng cao đạo đức, phẩm hạnh cá nhân.
Còn “hành” nghĩa là thực hành, hành động. Sau khi sửa mình cho đúng cho tốt thì áp dụng vào thực tế, vào mối quan hệ với mọi người, để xem cái mình cho là tốt, là đẹp, là thiện, là đúng đó có được mọi người chấp nhận, đồng tình không, có làm tổn hại người khác không, từ đó mà điều chỉnh, sửa đổi, quay lại tu thân. Hành cũng là để kiểm nghiệm xem mình đã tu sửa vững chắc chưa, trước những mâu thuẫn về quan hệ, lợi ích, danh tiếng, những cái xấu của mình còn tái phạm không.
Do đó tu hành là tự xem xét bản thân. Để xem xét bản thân chính xác thì cần lắng lòng, để tâm bình khí hòa rồi nhìn lại mình, xem bao nhiêu thói quen của mình có các loại cố chấp, có các chủng thiên kiến không, có nóng vội, có khoe khoang khoa trương không, có gì giả dối khó nói ra không, còn có rất nhiều những hạn chế mà chưa dám thừa nhận. Cái gốc làm người là tu thân, tự xem xét bản thân là tu hành.
Tiền tài, vật chất, danh vọng... hóa hư không
Những điều trên tuy rất cần thiết đối với tất cả mọi người, tuy nhiên, một khi chết đi, chúng ta chẳng mang được gì theo. Cố gắng để đạt được, "trèo" cao rồi cũng khiến chúng ta suy nghĩ nhiều, rồi ganh đua, rồi đấu đá nhau.
Hãy cứ bình thản, bản thân mình cố gắng phấn đấu theo đúng bản chất của cuộc sống. Đừng quá đè nặng vấn đề ấy rồi đặt ra tiêu chí quá cao, đến một lúc không đạt được thì cảm thấy chùn bước, thất vọng.
Sự thanh tịnh nằm ở trong tâm
Cả đời làm việc, đến cuối cùng chỉ muốn bản thân được an nhàn để hưởng thụ cuộc sống. Bạn luôn đi tìm kiếm sự thanh tịnh ở bên ngoài mà quên mất rằng đó là cái mà ai cũng có thể đạt được, chỉ cần lấy ra từ trong tâm. Nếu tâm của bạn bớt sân si, bớt ganh đua thì tự khắc bản thân sẽ thấy thật thanh thản và thấy đời bỗng nhẹ nhàng làm sao.
Tác giả: Truy Nguyệt
-
Cổ nhân dạy: 'Ngựa tốt không quay đầu ăn cỏ cũ', vế sau giá trị thế nào mà ai cũng phải gật gù
-
4 dấu hiệu báo trước gia đình ngày càng tụt dốc, cố gắng đến mấy cũng chẳng thể thoát nghèo
-
Cổ nhân dạy “Đừng gọi chó khi no”: Nửa vế sau mới là kinh điển mang ý nghĩa quan trọng
-
Người có số phận ''kém cỏi'' đều có đủ 3 đặc điềm, ai dính 1 điều thôi cũng chẳng thể giàu
-
Ở đời, càng làm tốt 4 điều này thì càng có nhiều phúc, thậm chí còn tích cho con cháu nhiều đời sau