Ngày Rằm nhớ lau bàn thờ Thần tài bằng nước pha thứ này, ngài 'gật đầu ưng bụng', gia chủ cầu gì được nấy

( PHUNUTODAY ) - Việc 'tắm rửa' cho ông Địa - Thần tài sẽ được thực hiện bằng loại nước dưới đây.

Cúng Rằm hãy nắm cách vệ sinh bàn thờ Thần tài sau:

Thờ Thần tài không phải là công việc yêu cầu sự phức tạp và tỉ mỉ. Vì vậy, hàng ngày, gia chủ chỉ cần đặt một hộp bánh nhỏ, đĩa hoa quả tươi, hoa tươi cùng chén nước là được. Bên cạnh đó, để việc thờ cúng đảm bảo tính linh thiêng và lòng thành kính, gia chủ nên lưu ý những điều sau:

Hàng ngày, gia chủ chỉ nên thắp nhang vào hai thời điểm chính đó là vào 6h - 7h sáng và 6h - 7h giờ tối. Bên cạnh đó, mỗi lần đốt nhang, gia chủ nên đốt 5 cây. Khi đốt nhang, gia chủ nên kết hợp thay nước trắng và nước ở trong lọ hoa đã để từ ngày hôm trước.

Theo định kỳ hàng tháng, gia chủ nên vệ sinh, lau chùi bàn thờ và sử dụng cách tắm cho ông Địa Thần tài vào những ngày cuối tháng hoặc ngày 14 âm lịch hàng tháng. Việc tắm rửa cho ông Địa - Thần tài này sẽ được thực hiện bằng nước lá bưởi và rượu pha cùng với nước.

Gia chủ nên sử dụng một chiếc khăn riêng để lau cho ông Địa - Thần tài sau khi tắm. Chiếc khăn này không nên sử dụng vào những việc khác với những mục đích khác nữa.

Trong thờ cúng ông Địa - Thần tài, các gia chủ có thể lựa chọn những món đồ cúng đơn giản, quen thuộc như heo quay, gà luộc, hoa quả tươi và nước trắng,

Bên cạnh đó, theo quan niệm của người xưa thì Thần tài là vị thần có sở thích ăn cua biển, tôm và chuối chín còn ông Địa lại có sở thích hút t.huốc l.á, uống cafe và ăn chuối xiêm. Vì vậy, việc lựa chọn những món ăn hai ông ưa thích cũng là cách để gia chủ bày tỏ lòng thành kính của mình.

Không những thế, ông Địa - Thần tài còn là những vị thần ưa sạch sẽ, không thích sự bề bộn, bụi bẩn. Vì thế, gia chủ cần phải thường xuyên giữ cho bàn thờ được sạch sẽ, thoáng mát bằng cách vệ sinh định kỳ hàng tuần, hàng tháng.

Lưu ý khi cúng Thần tài

Đồ cúng lễ nên được sắp vào mâm cúng một cách đơn giản, khoa học và đảm bảo sự sạch sẽ, thành tâm.

Nên thắp hương trên bàn thờ vào mỗi buổi sáng trước khi mở cửa và tốt nhất là nên thắp vào khoảng 6h - 7h sáng.

Trước khi thay nước mới, gia chủ cần rửa sạch chén thờ. Đồng thời, khi rót nước thờ, gia chủ không nên rót quá đầy mà nên rót cách miệng chén khoảng 1cm.

Trước ngày rằm, mùng một hàng tháng, gia chủ nên dành thời gian lau dọn bàn thờ Thần tài sạch sẽ và gọn gàng. Đặc biệt, gia chủ nên sử dụng nước lá bưởi hoặc rư-ợu pha với nước để lau chùi bàn thờ Thần tài.

Nên lựa chọn các loại hoa như hoa hồng, hoa cúc vàng hay hoa đồng tiền và phải là hoa tươi, không nên thờ bằng hoa khô hoặc hoa giả.

Lựa chọn đèn thờ, gia chủ nên chọn loại đèn thắp sáng bằng dầu hoặc nến và hạn chế sử dụng đèn thờ bằng điện. Bởi loại đèn này không mang đến hơi ấm cũng như sự linh thiêng trong thờ cúng trên bàn thờ ông Địa - Thần tài.

Sau khi cúng xong, đồ cúng lễ nên được chia cho các thành viên trong gia đình và tuyệt đối không chia cho người ngoài. Bởi theo quan niệm trong thờ cúng, chia đồ cúng lễ cho người ngoài nghĩa là sẽ khiến lộc bị phát tán ra ngoài và điều này không tốt cho gia chủ.

Không để các con vật nuôi trong nhà chạy lung tung quanh khu vực thờ cúng. Đồng thời, gia chủ không nên để hoa quả quá lâu trên bàn thờ mà không hạ xuống.

Cách bài trí bàn thờ Thần tài

Đây là sơ đồ sắp xếp bàn thờ thần tài ông địa cơ bản nhất. Ngoài ra tùy theo địa phương khác nhau sẽ có thêm những món đồ lễ thờ khác nhau vào các ngày vía thần tài ông địa.

Khi sắp xếp bàn thờ Thần Tài và Ông địa thì gia chủ bên cạnh hương đăng trà quả thì không thể thiếu các vật cúng kiếng cơ bản, giúp tụ tài lộc và làm hưng vận khí, thuận lợi cho đường buôn bán như sau:

Tượng Ông Địa Thần Tài: Trên bàn thờ Thần Tài đương nhiên cần có một bức tượng Thần Tài bằng sứ, song song đó người ta còn thờ thêm Ông Địa vì hai vị thần quan này thường đi chung với nhau nhằm cai quản các chuyện buôn bán và đất đai trong gia đạo. Khi sắp xếp tượng của 2 vị thần này để thờ phụng trên bàn thờ thì gia chủ cần lưu ý nên đặt ông Thần tà ở bên trái, bên phải là Ông Địa.

Vị trí sắp xếp: bên trái ban thờ là Thần tài, bên phải là Ông Địa. Sau khi thỉnh thần xong, gia chủ nên chữ nho sau lưng bàn thờ.

Phật Di Lặc: Gia chủ có thể thỉnh thêm một bức tượng Phật Di Lặc trên bàn thờ, vị phật này đại biểu cho sự quản lý và ngăn chặn các vị thần làm điều khuất tất hoặc lơ là công vụ phù hộ trong gia đạo. 3 hũ tam tài – gạo, muối, nước: Trên bàn thờ Thần Tài đẹp thì không thể thiếu 3 ly gạo muối nước, người ta thường quan niệm những món đồ này là vật thực cần có hàng ngày, bàn thờ Thần Tài có những vật này đều đem lại cuộc sống no đủ, yên ấm. Những hũ gạo, muối nước trên bàn thờ Thần Tài được trưng cúng từ đầu năm đến cuối năm mới thay, ý bảo phúc lộc luôn viên mãn cả năm.

Bát nhang: Đây là vật không thể thiếu trên bất cứ bàn thờ nào, không chỉ riêng bàn thờ Thần Tài. Khi đặt bát nhang cần phải mời thầy đến để làm những thủ tục mang lại tài vận và tích tụ vận may cho gia chủ. Trong quá trình thờ cúng, tuyệt đối không di chuyển, động chạm đến bát hương, vì việc này sẽ mang lại những điều không tốt, khiến cho tài lộc bị tán đi. Chính vì vậy, nhiều nhà khi thờ cúng người ta thường dùng keo dán để cố định bát hương, tránh những di chuyển làm ảnh hưởng đến tài vận.

Lưu ý: Thắp hương phải kiêng số chẵn, 3 nén hương là thờ Thiên, Địa, Nhân, 5 nén là thờ 5 đức tính của con người là nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Tư duy của con người là thích số lẻ, số lẻ là số của sự sinh sôi.

Lọ hoa: Lọ hoa tươi luôn đặt ở bên tay phải trên bàn thờ của Thần Tài – Ông Địa, gia chủ không nên trưng bày hoa giả, hoa đã khô héo khiến khiến cho việc làm ăn cũng bị ảnh hưởng.

Đĩa trái cây: Đi cùng với lọ hoa tươi là đĩa trái cây nhằm thể hiện thành ý. Dĩa trái cây thường đặt bên tay trái đối xứng với lọ hoa tươi. Gia chủ nên thắp hương và thay hoa quả hàng ngày; nhất là vào mùng 1, ngày rằm và các ngày mùng 10 âm hàng tháng vì đây được xem là những ngày vía Thần Tài.

Khay xếp 5 chén nước hình chữ Thập: Trên bàn thờ thần tài thường được bài trí 5 chén nước tượng trưng cho ngũ phương (Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung ương) và ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) ý muốn đại biểu chó sự phát triển, sinh sôi, giúp tài lộc được thịnh vượng.

5 củ tỏi: Trên bàn thờ Thần Tài thường được trưng bày 5 củ tỏi với ngụ ý xua đuổi tà ma, ngạ quỷ và điềm xấu để không cho chúng vào nhà gây thị phí, mất tài khí. Do đó, người ta thường bày một đĩa gồm 5 củ tỏi trên bàn thờ Thần Tài để không cho ma quỷ làm phiền các vị thần này. Đọc thêm 

Ông Cóc: Còn được biết đến là Thiềm Thừ. Trong phong thủy của người Hoa, Thiềm Thừ là linh thú chỉ đứng sau linh thú Tì Hưu về việc mang lại tài lộc cho gia chủ. Người ta thường bày ông cóc ngậm đồng tiền quay mặt ra ngoài vào ban ngày để mang lại may mắn, hóa giải vận khí xấu và đón tài lộc. Ban đêm thì quay ông cóc vào trong với ý nghĩa là cóc ngậm tiền vàng nhày vào nhà để mang của cải đến cho gia đạo.

Bát tụ lộc: Thường là một tô sứ đẹp, đổ đầy nước và rắc cánh hoa tươi trên mặt nước để đón lấy sinh khí và tài lộc cho gia chủ. Như vậy, dù bàn thờ Thần Tài đa phần tương đối nhỏ nhưng lại không thể thiếu các đồ vật cần bài trí kể trên để mang lại những điều may mắn và tài lộc cho gia chủ.

Tác giả: Vũ Ngọc