Thời trẻ, ai trong chúng ta cũng muốn chia sẻ để người khác biết những cảm xúc của bản thân. Tuy vậy, khi trưởng thành, bạn sẽ hiểu rằng không ai có thể đồng cảm với mình.
Sự lắng nghe của họ đôi khi chỉ là phép lịch sự. Con người lướt qua nhau rất nhanh, chỉ biết bản thân mình cũng là chuyện thường tình. Vậy nên, thay vì nói cho người khác biết về khổ tâm và bất hạnh của mình, chi bằng bớt lại vài câu nói, mỉm cười cho qua. Các cụ dặn rằng: "Ở đời không nói ra 2 điều này mới là thông minh xuất chúng."
Không nói ra nỗi khổ của bản thân
Nhiều người trong chúng ta coi kể khổ, than thân trách phận là 1 cách giảm stress. Kỳ thực, đâu phải ai cũng quan tâm đến nỗi bất hạnh của bạn. Có khi, họ lại coi đó là chuyện cười, nghĩ rằng bạn đáng bị như vậy.
Cái phiền lòng của bạn nghe mỏi mệt thật đó, nhưng nó không hề liên quan đến người khác. Đó là còn chưa kể đến nỗi khổ của bạn lại trở thành chủ đề chuyện phiếm của họ để bàn ra nói vào.
Nhà triết học người Scotland, Adam Smith từng nói: "Trên thế giới này không có ai đủ sự đồng cảm với nỗi đau của bạn. Bạn tổn thường thật nhiều, bạn hoài nghi nhân sinh, đó đều là chuyện của bạn. Người khác có lẽ cũng đồng cảm, cũng thở dài vài câu, nhưng không bao giờ hiểu được vết thương của bạn đau đớn đến mức nào".
Đau không nói, khổ không kêu là một kiểu dũng cảm và trí tuệ.
Hạnh phúc của bạn cũng chẳng nên nói ra làm gì
Nhiều người từng nghĩ việc khoe hạnh phúc, niềm vui thì mình sẽ được nhiều người chung vui, chúc mừng. Kỳ thực, đó không phải là sự thực.
Nhiều người sống trên đời này, thấy người khác hạnh phúc thì nảy sinh ganh tỵ, ghen ăn tức ở. Họ đâu vui mừng thực sự với niềm vui của bạn. Trên đời này, mấy ai thành tâm thực sự chúc phúc cho bạn.
Chuyện vui của bạn ngược lại có thể là cái gai trong mắt người khác. Hạnh phúc của bạn có thể lại là nỗi tiếc nuối và mất mát của đối phương.
Mọi điều bạn khoe khoang đều trở thành nỗi ghen tị của người khác. Ngoài mặt họ chúc mừng, chia vui với bạn nhưng biết đâu, trong lòng họ ghen tỵ với bạn và thầm nói: "Để xem hạnh phúc được bao lâu".
Ngay cả người thân, bạn bè gần gũi cũng có thể thay lòng đổi dạ, đấu đá lẫn nhau vì lợi ích. Con người luôn muốn sống tốt nhất có thể. Nhìn vào cuộc sống của người khác, chúng ta không khỏi có gì đó chạnh lòng, dù ít dù nhiều.
Ở đời bi hay hỉ của mình, người khác khó mà cảm thấy
Mỗi người trên thế giới đều có cuộc sống riêng, sở hữu quan điểm và cách nhìn nhận khác nhau. Đồng cảm chỉ là câu cửa miệng và là một sự xa xỉ, ảo tưởng mà thôi.
Chuyện vui hay buồn cũng là chuyện của bạn, không liên quan đến người khác. Thế nên hãy cứ sống thật tốt, đừng trông chờ người khác đồng cảm với mình. Trưởng thành là phải biết quản lý kỳ vọng. Hy vọng càng nhiều, thất vọng càng lớn.
Tác giả: Quỳnh Trang
-
Các cụ dạy: Phụ nữ rậm lông, đàn ông được nhờ, hóa ra lý do thế này
-
Ở đời có bốn cái ngu: Làm mai, nhận nợ, gác cu, cầm chầu, cái ngu nào lớn nhất?
-
Người có 3 đặc điểm này nhìn có vẻ ngây thơ, hiền lành nhưng tâm cơ khó dò
-
Một người càng đến 3 nơi này thì phước tổ tiên nhiều mấy cũng cạn, mất lộc cả đời sau
-
Đàn bà có 6 thứ càng ''cũ rích'' thì đàn ông càng thích, cả đời không nghĩ đến ngoại tình