Nghịch tử giết mẹ, nghẹn ngào rơi nước mắt vì cảnh tượng sau
Phật giáo có một câu chuyện thế này. Xưa kia, có một người mẹ bị chính con trai nhẫn tâm sát hại. Khi còn sống, bà vốn là một đại thiện nhân, chăm chỉ hành thiện tích đức, nên chết đi, linh hồn bà được độ hóa lên trời. Suốt chục năm ròng, người mẹ đợi mãi vẫn không thấy linh hồn con trai mình đâu, bèn tìm đến chỗ Bồ Tát quỳ khóc: “Bồ Tát ơi, khi nào tôi mới gặp được con trai ngoan của mình?”
Nhìn thấy những giọt nước mắt lăn dài trên gò má người mẹ, Bồ Tát không im lặng đỡ bà dậy rồi tiếng: “Chẳng phải đứa con ngoan ấy đã giết ngươi ư?” Người mẹ vội thanh minh: “Bồ Tát đừng tin lời người ta nói. Con tôi vì kích động nhất thời, chẳng qua kết giao nhầm người mà lạc lối. Liệu người có thể giúp linh hồn của con trai tôi lên trời được không?”
Trước lời khẩn cầu của người mẹ tội nghiệp, Bồ Tát bèn đích thân tới địa ngục để tìm linh hồn con trai bà. Ngài thấy gã đang trải quả những hình phạt đau đớn, song vẫn ngoan cố: “Tôi chẳng qua chỉ giết mẹ mình thôi mà! Ai nói bà ta không chịu đưa tiền cho tôi cơ chứ?”.
Nghe xong, Bồ Tát lắc đầu thở dài. Ngài hỏi gã nghịch tử: “Cậu có cảm thấy mẹ mình rất đáng buồn cười không?” Gã giật mình quay lại, giọng có chút ngập ngừng: “Mọi thứ chẳng còn quan trọng. Hẳn bà ta trên trời đang oán hận tôi lắm.” Nghe xong, Bồ Tát mỉm cười. Gã vẫn còn chút hối hận, không phải mất hết nhân tính.
Bồ Tát bèn hóa phép biến ra trước mắt cảnh tượng người mẹ tội nghiệp thanh minh cho con mình ở trên trời. Gã nghịch tử không khỏi nghẹn ngào. Hình ảnh cuối cùng, khi người mẹ buồn rầu, cô đơn lẩm bẩm: “Con trai ngoan, bao giờ con mới có thể lên đây đoàn tụ với mẹ vậy?” Gã không kìm được nước mắt, nghẹn ngào nức nở trong muộn màng: “Mẹ ơi…”
Trên đời này, bất hiếu là tội nặng nhất
Phật dạy, trong muôn vàn tội, bất hiếu là tội nặng nhất, khi chết đi phải chịu đày đọa dưới địa ngục, ngàn vạn kiếp vẫn chưa được siêu sinh. Tấm lòng trời phật của cha mẹ, trăm lượng vàng cũng chẳng thể sánh nổi. Nhưng đáng buồn thay, nhiều người “cha mẹ nuôi con bể hồ lai láng, con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày.”
Xưa nay, Phật giáo luôn đề cao đạo hiếu. Phận làm con, làm tròn đạo hiếu phải hội tụ đủ 2 phương diện: sự và lý. Sự tức báo đáp bên ngoài, lo lắng, chăm nom phụng dưỡng, để cha mẹ không lo thiếu thốn về mặt vật chất, luôn luôn vui lòng. Lý là chăm lo đời sống tâm linh cho cha mẹ. Giúp họ tâm hướng thiện, tạo phước lành, quy về chính đạo.
Con bất hiếu, khinh cha mẹ nghèo hèn, ăn bám, chỉ biết đòi hỏi, thậm chí đang tâm cầm dao hướng về hai thân sinh thành, phúc báo tích tụ bao nhiêu cũng tiêu tan thành sương khói.
Tác giả: Xuân Quỳnh
-
Giữ tà niệm này trong người, dù không hành động cũng triệt tiêu toàn bộ công đức
-
Cố nhân dạy: Phụ nữ - tướng ăn tướng nói ăn đứt tướng mặt, phúc khí ngập trời, hậu vận viên mãn
-
Người xưa răn dạy: Nước quá trong thì không có cá, con người sống quá xét nét sẽ bị tiểu nhân ám hại
-
Vì sao nhiều người “có phúc” mà không được hưởng? Cố nhân mỉm cười, kể một câu chuyện thấm tận tâm can
-
Con người luôn tự đào 3 cái hố lớn cho chính mình mà không biết