Học ngoại ngữ là một điều không thể bỏ qua trong xu thế hội nhập hiện nay. Các ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Trung, tiến Hàn... đã trở nên quá phổ biến. Tuy nhiên, có một ngôn ngữ được công nhận là một trong sáu ngôn ngữ chính chỉnh thức của Liên Hợp Quốc nhưng hiện tại rất ít cơ sở đào tạo ở Việt Nam. Thứ ngôn ngữ được nhắc đến ở đây chính là ngôn ngữ Ả Rập.
Ngôn ngữ Ả Rập được đào tạo ở các trường đại học nào?
Ở Việt Nam, đây là ngành học khá mới mẻ. Hiện nay, ngành ngôn ngữ Ả Rập/Ả Rập học được đào tạo bởi hai trường đại học là Trường Đại học Ngoại Ngữ (ULIS) - Đại học Quốc Gia Hà Nội và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn (USSH TP.HCM) - Đại học Quốc Gia TP.HCM. Học phí của ngành này rơi vào khoảng 21 triệu đồng/năm.
Cũng giống như các ngôn ngữ khác, chương trình đào tạo của ngành Ngôn ngữ Ả Rập hướng tới việc đào tạo các cử nhận có khả năng sử dụng thành thạo tối thiểu bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam, có kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ văn hóa các nước nói tiếng Ả Rập. Bên cạnh đó, người còn còn nắm được kiến thức và các kỹ năng cần thiết để công tác trong các lĩnh vực có liên quan đến loại ngôn ngữ này như biên phiên dịch, quản trị văn phòng và du lịch.
Trong khuôn khổ chương trình học, sinh viên sẽ được học một số môn như Đất nước học Ả Rập, Văn học Ả Rập, Giao tiếp liên văn hóa, Dịch văn bản tin tức bảo chí, Biên dịch - phiên dịch, Tiếng Ả Rập kinh tế - thương mại, Tiếng Ả Rập du lịch...
Bên cạnh đó, sinh viên còn được học ngoại ngữ thứ hai để đảm bảo đầu ra sử dụng tốt hai ngoại ngữ. Sinh viên đạt trình độ ngoại ngữ 2 tối thiểu ở bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam.
Cơ hội việc làm dành cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Ả Rập
Số lượng trường đại học đào tạo ngành ngôn ngữ Ả Rập không nhiều nên mức độ cạnh tranh của sinh viên học ngành này không lớn bằng các ngôn ngữ khác. Sinh viên có thể lựa chọn nhiều cơ hội khác nhau như nhận học bổng du học chuyển tiếp 1 năm tại một trong các nước sử dụng ngôn ngữ Ả Rập như Ai Cập, Kuwait, Qatar; cơ hội nhận học bổng du học ngắn hạn tại các quốc gia khác như Oman, UAE, Ả Rập Saudi. Ngoài ra, sinh viên còn có thể nhận được hỏng bổng tiền mặt của Đại sứ quán các nước nói tiếng Ả Rập tại Việt Nam.
Sinh viên theo học ngành này còn có cơ hội tham gia các sự kiện ngoại giao, các cuộc thi quốc tế, được thực tập tại Đại sứ quán của các quốc gia sử dụng tiếng Ả Rập tại Việt Nam hoặc các doanh nghiệp, cơ quan có hợp tác với các nước dùng tiếng Ả Rập...
Về cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Ngôn ngữ Ả Rập/Ả Rập học có thể chọn trở thành biên/phiên dịch, biên tập viên, làm việc trong ngành du lịch - khách sạn, tiếp viên hàng không, giảng viên...
Theo khảo sát việc làm ngành Ngôn ngữ Ả Rập ở ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội, trong 3 năm gần đây, tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm dao động trong khoảng 90-100%.
Người thành thạo tiếng Ả Rập làm việc trong nước có thể hưởng mức lương dao động khoảng 12 – 20 triệu đồng. Nếu làm việc ở nước ngoài, mức lương có thể cao hơn.
Chẳng hạn như, lương của tiếp viên hàng không hãng Qatar Airways từ 3.000 USD (khoảng 76 triệu đồng), lương tiếp viên hàng không hãng Emirates Airlines từ 30-70 triệu đồng/tháng (theo Glassdoor).
Tác giả: Thanh Huyền
-
3 ngành học ‘hot’ nhất Việt Nam: Lương khủng, tương lai sáng, đi học còn được ‘trả tiền’
-
Không cần đổi tiền, vẫn thoải mái dùng VND khi du lịch 5 quốc gia này: Bạn đã biết chưa?
-
Loại nấm đắng ngắt, người dân Quảng Bình ai cũng mê, vào rừng hái thu về tiền triệu
-
Năm 2025: 7 trường hợp này không được cấp Sổ Đỏ, dù gửi hồ sơ đi cũng bị trả về
-
Từ 10/2024 - 31/12/2024: 6 trường hợp cần đi đổi Giấy đăng ký xe nếu không muốn CSGT phạt 4-6 triệu đồng