Ai cũng biết khi dùng khăn mặt, khăn tắm lâu ngay sẽ xuất hiện những vết ố vàng, mủn nhớt Nhưng lúc này, bạn đừng vội vứt đi mà hoàn toàn có thể khắc phục được. Nguyên nhân là do khăn tắm thường bị ẩm ướt và treo lâu trong phòng tắm nên vi khuẩn xâm nhập vào làm hỏng vải.
Ngoài ra, do trên da của bạn luôn tồn tại những tế bào chết nên khi bạn sử dụng khăn lau mặt các tế bào chết đó sẽ rơi và bám lên chiếc khăn. Chính vì vậy, nếu như bạn dùng khăn nhưng không giặt thường xuyên sẽ để lại hiện tượng các tế bào chết bị mốc khiến khăn bị nhờn nhớt và có mùi khó chịu và gây mẩn ngứa dị ứng trên da vô cùng nguy hiểm. Bởi vậy, hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn phương pháp làm sạch khăn mặt, khăm tắm ai cũng nên biết.
Làm sạch khăn bằng nước muối
Muối là một loại gia vị thường thấy trong nhà bếp của mỗi gia đình Việt. Nhưng nó có nhiều công dụng hơn bạn nghĩ nhất là nếu trong nhà có khăn mặt, khăn tắm ố vàng mủn nhớt thì bạn hãy khăn vào chậu nước với một ít muối. Thêm xà phòng rồi ngâm khăn trong đó khoảng 10- 15 phút. Tiếp sau đó, vò lại khăn để loại bỏ các chất bẩn và giặt khăn bằng nước sạch. Vắt khô nước và phơi khăn ở nơi khô thoáng. Như vậy, khăm mặt, khăn tắm của bạn sẽ trắng tinh và thơm tho như mới.
Sử dụng giấm trắng để ngâm khăn
Một trong những cách giúp bạn khử mùi hôi và vết ố vàng trên khăn mặt khăn tắm là hãy dùng giấm. Cách làm bạn hãy trộn hỗn hợp tỷ lệ giấm trắng với nước là 1:10 rồi ngâm khăn vào dung dịch trên khoảng 15- 20 phút. Tiếp sau đó, bạn giặt lại bằng bột giặt để loại bỏ các vết bẩn bám trên khăn. Đồng thời, bạn không nên pha giấm quá đặc vì nồng độ giấm trắng quá cao sẽ khiến khăn có vị chua, phải giặt lại nhiều lần với nước để làm sạch!
Khử trùng thường xuyên
Một trong những mẹo nhỏ để làm cho khăn sạch sẽ là bạn hãy cho khăn đã giặt sạch vào lò vi sóng quay khoảng 2 phút hoặc sấy thật khô. Có thể dùng nước nóng ở nhiệt độ cao để ngâm khăn mỗi tuần một lần giúp tẩy sạch chất bẩn trong khăn.
Ngoài ra, theo các chuyên gia thì con người không nên sử dụng khăn mặt quá 3 tháng vì khăn đã bám nhiều vi khuẩn, bạn nên thay khăn 3 tháng một lần để đảm bảo sức khỏe cho gia đình và chính bản thân mình.
Phơi khăn ngoài ánh nắng mặt trời
Nhà tắm là nơi ẩm ướt nên vi khuẩn sinh sôi và phát triển rất nhanh chóng, vi khuẩn kết hợp với ẩm ướt khiến khăn nhờn nhớt. Bạn hãy mang khăn ra phơi ngoài ánh sáng mặt trời để khăn được sạch sẽ và khô ráo.
Ngoài ra, theo các chuyên gia thì mỗi người nên có khăn mặt riêng do mỗi người đều có chế độ da khắc nhau, người da dầu, người da khô, người da mụn. Đồng thời, do vi khuẩn trong khăn rất dễ lây lan chéo với nhau khi bạn treo khăn quá gần, vi khuẩn từ khăn tắm sẽ lây lan sang khăn mặt, khiến da bạn bị nổi mụn trứng cá và mẩn đỏ. Vậy nên bạn hãy sử dụng riêng khăn mặt và không để gần với các khăn khác.