Người bị bệnh loạn khuẩn đường ruột nên và không nên ăn gì?

( PHUNUTODAY ) - Đối với chế độ chăm sóc dinh dưỡng cho người bị loạn khuẩn đường ruột cần có những lưu gì? Và người bị bệnh loạn khuẩn đường ruột nên và không nên ăn gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay những thông tin dưới đây nhé!

Chế dinh dưỡng cho người bị loạn khuẩn đường ruột:

+ Lúc này hệ tiêu hóa của bé rất yếu, niêm mạc ruột đã bị tổn thương do đi ngoài nhiều lần, vì vậy bạn cần cho bé ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu như cháo, súp... nấu loãng. Thậm chí, bạn có thể cho bé ăn nước cháo với muối hoặc đường. Bạn chưa nên cho bé ăn các thức ăn tanh, lạnh và nhiều chất như cua, cá hay lòng đỏ trứng gà... bé sẽ khó hấp thu và có thể làm tình trạng tiêu chảy tồi tệ hơn.

Sau khi bé không đi ngoài nữa, bạn có thể cho bé ăn uống bình thường, không nên kiêng khem quá mức vì có thể dẫn đến việc bé bị suy dinh dưỡng.

+ Lúc này bé thường không muốn ăn, quấy khóc; khi đó, bạn nên chia nhỏ bữa ăn của bé ra, mỗi bữa cho bé ăn một chút, vài thìa... Bạn có thể dừng loại sữa đang cho bé uống và thay thế chúng bằng sữa dành riêng cho những trẻ bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, tiêu chảy cấp.

+ Bạn cần chú ý cho bé uống thêm nhiều nước đun sôi để nguội, nước cam và đặc biệt là Oresol pha theo đúng tỉ lệ hướng dẫn.

 

+ Trong quá trình bé bị tiêu chảy, các vi khuẩn đường ruột có lợi bị mất nhiều, cộng với việc uống kháng sinh làm cho tình trạng loạn khuẩn ruột tăng lên, vì vậy, bạn cần bổ sung men tiêu hóa cho bé hoặc cho bé uống cốm bổ tỳ.

+ Để tránh bé nôn, bạn nên cho bé ăn từng ít một; nếu thấy bé không muốn ăn nữa thì nên dừng lại. Sau khi đường ruột của bé tốt lên, bé sẽ ăn uống bình thường trở lại, bạn không nên quá lo lắng.

Rối loạn tiêu hóa kiêng gì?

Tùy từng tình trạng rối loạn tiêu hóa mà sẽ có cách kiêng khem khác nhau:

Trào ngược dạ dày, thực quản

Người bệnh bị đau ngưc, khó nuốt, ho, thở khò khè, trào ngược khi ăn các thức ăn chua. Khi đó cần tránh:

Tránh sử dụng thuốc lá, rượu, cà phê, sô-cô-la,

Tránh các loại thực phẩm béo, bạc hà, ớt, thịt xông khói, thịt chiên, xúc xích, khoai tây chiên, bánh ngọt, bơ, đậu phộng và các loại tráng miệng khác có hàm lượng chất béo cao

Đồng thời chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày và ăn một cách bình tĩnh, thoải mái để giảm bớt triệu chứng của bệnh.

Không dung nạp lactose.

Không dung nạp lactose là do không có khả năng sản xuất đủ lactase (enzyme cần thiết để phá vỡ lactose, một loại đường có trong sữa). Người bệnh sẽ bị tiêu chảy, đau bụng và đầy hơi. Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc vào số lượng lactose tiêu hóa và tăng theo tuổi. Lưu ý:

Không nên sử dụng các sản phẩm từ sữa

Đối với trẻ không dung nạp lactose, sữa đậu nành tăng cường là một thay thế tốt, nó cung cấp lactose tự nhiên, có vị tương tự như sữa.

Bệnh loét dạ dày

Khi bị loét dạ dày, khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn của ruột non bị phá hủy . Điều này dẫn đến thiếu sắt, vitamin và thiếu khoáng sản, và kém hấp thu. Biểu hiện như đau bụng và có mùi phân hôi chảy nước chủ yếu là khi tiêu thụ các sản phẩm lúa mì.

Do đó người bệnh không nên sử dụng:

Hạn chế ăn bánh mì, mì ống, bánh quy và các sản phẩm ngũ cốc khác.

Chế độ ăn nhạt bao gồm các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, nhẹ, ít chất xơ và axit, và mềm.

Loại bỏ các loại thực phẩm chiên, đồ uống có chứa rượu và Xanthine

Tác giả:

Tin nên đọc