Ăn ít rau xanh và trái cây tươi
Việc lười ăn rau củ quả cũng góp phần không nhỏ trong việc làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi. Bởi trong những loại thực phẩm này thường chứa nhiều giá trị dinh dưỡng cao và có thể làm giảm xác suất mắc bệnh ung thư phổi hay các bệnh ung thư khác như ung thư vòm họng, ung thư thanh quản... Do đó, mỗi ngày, bạn nên tiêu thụ ít nhất 5 phần rau củ quả (ít nhất 400gr) từ nhiều loại, màu sắc khác nhau để đa dạng hóa thành phần dinh dưỡng.
Tiêu thụ muối vượt mức cho phép
Việc ăn quá nhiều muối hay các thực phẩm chứa nhiều muối đều có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày và ung thư phổi. Trong khi đó, lượng muối được khuyến cáo tiêu thụ một ngày của bạn không quá 6gr. Nếu duy trì thói quen ăn mặn thì bạn còn có thể phải đối mặt với các bệnh về tim mạch, huyết áp, đột quỵ, sỏi thận, loãng xương...
Uống bia rượu quá nhiều
Dù là loại rượu nào, có cồn hay không, thậm chí là bia các loại, rượu nho hoặc các loại rượu mạnh khác, nếu uống quá nhiều với số lượng lớn, bạn có thể có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư miệng, ung thư vòm họng và ung thư thanh quản với tỉ lệ rất cao và rõ ràng.
Vì vậy, hãy luôn nhớ rằng, rượu bia là "kẻ thù" của sức khỏe, không nên lạm dụng hoặc thỏa hiệp với việc uống rượu. Nếu vì lý do ngoại giao hoặc công việc, bạn có thể uống một ít khi không thể từ chối, mỗi ngày không nên uống quá 2 cốc/chén bia rượu.
Hút thuốc lá, hít khói thuốc
Hút thuốc lá chính là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh ung thư phổi. Thế nhưng, ngay cả khi bạn không hút thuốc, nhưng lại thường xuyên bị tiếp xúc và hít phải khói thuốc thì nguy cơ mắc ung thư phổi cũng rất cao. Vì vậy, để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh thì tốt nhất bạn không nên hút thuốc, đồng thời tránh xa khói thuốc, tránh tiếp xúc hay hít phải.
Dấu hiệu của bệnh ung thư phổi:
- Ho dai dẳng: Triệu chứng phổ biến nhất của ung thư phổi là ho. Nếu cơn ho dai dẳng, kéo dài, không rõ nguyên do thì bạn nên đi kiểm tra sức khỏe của phổi ngay lập tức.
- Giảm cân không rõ nguyên nhân: Sự hiện diện của các tế bào ung thư trong cơ thể có thể tàn phá hệ thống nội bộ, dẫn đến sụt cân nhanh chóng.
- Đau xương: Nếu ung thư phổi đã di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể, bạn có thể cảm thấy đau tận trong xương hoặc khớp xương. Nhiều người nhầm lẫn đây là dấu hiệu của thiếu hụt vitamin D trong cơ thể.
- Sưng ở cổ và mặt: Một khi một khối u phổi bắt đầu đè lên tĩnh mạch chủ trên, bạn có thể thấy phần cổ và khuôn mặt bị sưng lên. Cánh tay và vùng trên ngực cũng có thể bị ảnh hưởng.
Tác giả: