Mượn xe có bị phạt không?
Trong giai đoạn hiện nay, pháp luật nước ta vẫn chưa có một quy định cụ thể nào nêu ra khái niệm thế nào là xe không chính chủ. Tuy nhiên, chúng ta cũng sẽ có thể hiểu một cách đúng luật căn cứ tại điểm a khoản 4 điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính Phủ thì lỗi không chính chủ được hiểu cơ bản chính là việc chủ xe không làm thủ tục đăng ký sang tên tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được mua hay được cho hay được tặng xe.
Như vậy, ta có thể hiểu, với hành vi khi không làm thủ tục đăng ký xe để nhằm mục đích chuyển tên chủ xe trong giấy đăng ký xe khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế thì đây thực chất chính là một hành vi vi phạm.
Như nói ở trên thì theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, không có lỗi nào gọi là lỗi đi xe không chính chủ mà chỉ có quy định về xử phạt đối với hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe để chuyển tên chủ xe trong giấy đăng ký xe sang tên của mình theo quy định của pháp luật.
Công an chỉ xử phạt lỗi không sang tên xe theo quy định trong trường hợp: công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông và công tác đăng ký xe.
Đi xe không chính chủ cần những giấy tờ gì?
Cụ thể tại khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
- Đăng ký xe;
- Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 Luật Giao thông đường bộ 2008;
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 Luật Giao thông đường bộ 2008;
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Trường hợp quá thời hạn trên mà chủ xe không làm thủ tục thu hồi hoặc giao chứng nhận đăng ký xe, biển số xe cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển quyền sở hữu xe làm thủ tục thu hồi thì trước khi giải quyết cơ quan đăng ký xe ra quyết định xử phạt đối với chủ xe về hành vi không làm thủ tục thu hồi.
Mức phạt lỗi đi xe không giấy tờ năm 2023
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô.
- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô.
(Điểm a khoản 4, điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Tác giả: Mộc
-
Từ nay trở đi: 4 trường hợp miễn lệ phí đăng ký xe, cấp biển số xe, ai cũng cần biết
-
Từ nay, 9 hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Nhà ở mới, người dân cần biết rõ
-
Người dân dùng Sổ đỏ hết hạn có bị phạt không?
-
Mua bán nhà đất không có Sổ đỏ, người dân phải làm gì để không mất tiền oan?
-
Năm 2024: 3 trường hợp thẻ BHYT không có giá trị sử dụng, 12 trường hợp khám đúng tuyến cũng không được hưởng tiền