Người lao động sẽ nhận 2 tháng tiền lương/năm khi đóng bảo hiểm vượt quy định?

( PHUNUTODAY ) - Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã đề xuất mức trợ cấp lao động mới, người nghỉ hưu sẽ nhận 2 tháng lương thay vì nửa tháng như hiện tại.

Hiện nay, người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần theo tỉ lệ mỗi năm dư ra tương ứng nửa tháng tiền lương. Tuy nhiên, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã đề xuất mức trợ cấp lao động mới, người nghỉ hưu sẽ nhận 2 tháng lương thay vì nửa tháng như hiện tại. Đây là một tin vui với người lao động nếu dự thảo thành hiện thực.

Người nghỉ hưu có thể nhận 2 tháng tiền lương/năm khi đóng bảo hiểm vượt quy định

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã đề xuất mức trợ cấp lao động mới, người nghỉ hưu sẽ nhận 2 tháng lương cho một năm đóng dư bảo hiểm để đạt được mức hưởng lương hưu tối đa.

Theo đó, người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần. Với mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%. Thì cứ mỗi năm đóng BHXH được tính bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm.

Với trường hợp người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu, mà tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội, thì mức trợ cấp một lần cho mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội sau độ tuổi nghỉ hưu cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, thì được tính bằng 2 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Theo Ban soạn thảo, đề xuất được đưa ra trong bối cảnh mức hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội (sau số năm mà người lao động được tính hưởng theo tỷ lệ 75%) là 0,5 lần mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội hiện không còn phù hợp, không mang tính chất khuyến khích người lao động đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian dài.

Quy định về trợ cấp một lần khi nghỉ hưu đối với những người có số năm đóng đạt được, và vượt tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì nhiều ý kiến cho rằng, sửa luật lần này nhằm tạo cơ hội cho những người tham gia muộn, hoặc những người tham gia không liên tục, song lại chưa khắc phục được hạn chế mà được cho là thiệt thòi đối với những người tham gia bảo hiểm xã hội sớm và ở lại hệ thống lâu dài.

Cơ quan quản lý cho rằng, mặc dù tỷ lệ % hưởng lương hưu của Việt Nam 75% là khá cao, song do mức đóng thấp; thời gian đóng bảo hiểm xã hội hưởng lương hưu ngắn, tình trạng người lao động nghỉ hưu trước tuổi nhiều, đóng không đúng mức tiền lương, thu nhập thực tế tại một số đơn vị sử dụng lao động…. Từ đó, dẫn đến mức hưởng bình quân hiện nay của nhiều người lao động còn thấp.

Bổ sung 5 nhóm lao động đóng BHXH bắt buộc từ năm 2025

Cụ thể, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đề xuất bổ sung 5 nhóm lao động phải đóng BHXH bắt buộc gồm:

(i) Chủ hộ kinh doanh (có đăng ký kinh doanh);

(ii) Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố tương tự như đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

(iii) Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương;

(iv) Người lao động làm việc không trọn thời gian (người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt);

(v) Trường hợp không giao kết hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giảm sát của một bên, phù hợp với Bộ luật Lao động 2019.

Đề xuất tiền lương tính đóng BHXH bắt buộc từ năm 2025

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi bổ sung tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thấp nhất bằng một nửa mức lương tối thiểu tháng vùng cao nhất do Chính phủ công bố, cao nhất bằng 8 lần mức lương tối thiểu tháng vùng cao nhất do Chính phủ công bố. Đây là cơ sở quy định căn cứ đóng BHXH đối với những đối tượng không hưởng tiền lương (chủ hộ kinh doanh; người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương...); và cũng là căn cứ để xác định trách nhiệm tham gia đối với đối tượng người lao động làm việc không trọn thời gian.

Về tiền lương tính đóng BHXH bắt buộc đối với khu vực ngoài nhà nước: cơ bản kế thừa quy định hiện hành, song quy định cụ thể hơn theo hướng tiền lương tính đóng BHXH là tiền lương tháng, bao gồm mức lương, phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác, được trả thường xuyên và ổn định trong mỗi kỳ trả lương.

Tác giả: Vũ Thêm