Ý nghĩa phong thủy của cây hoa giấy
Cây hoa giấy có nguồn gốc từ Brazil. Loại hoa này có thể thích nghi với nhiều điều kiện môi trường khác nhau, không tốn nhiều công chăm sóc. Hoa giấy có thể trồng trước nhà để tạo quang cảnh, trang trí nhà cửa. Cây hoa giấy vốn là loại cây thân leo nên chủ nhà có thể uốn để cây tạo thành cổng chào hoặc tạo các thế khác nhau cho cây.
Cây hoa giấy có thể tạo bóng mát, thanh lọc không khí, cản bụi vào nhà.
Hoa giấy thích hợp với môi trường khí hậu nhiệt đới, có thể ra hoa quanh năm. Cây này có thể phát triển đến chiều cao 15 mét nếu sống trong điều kiện thuận lợi.
Hoa giấy phát triển nhanh, xanh tốt quanh năm. Nó cũng được chia ra nhiều giống cây khác nhau với các màu hoa khác nhau như hoa giấy màu hồng, hoa giấy màu trắng, màu cam, màu vàng...
Theo quan niệm phong thủy, cây hoa giấy có dạng leo, nhiều cành lá sum sê là biểu trưng cho sự đủ đầy, bảo vệ, của hạnh phúc viên mãn. Màu sắc của hoa giấy tươi sáng, mang lại cảm giác vui vẻ, tượng trưng cho may mắn, tài lộc vượng phát. Ngoài ra, dân gian còn cho rằng cây hoa giấy có tác dụng xua đuổi tà ma, ngăn chặn những điều xấu vào nhà, đặc biệt là khi gia chủ trồng cây ngay phía trước nhà.
Người mệnh nào hợp trồng cây hoa giấy nhất?
Cây hoa giấy có ý nghĩa phong thủy tốt nên có thể chọn làm cây cảnh trồng trước nhà hay trong vườn, trong nhà đều được. Người mệnh Thổ hợp trồng cây hoa giấy nhất. Chọn cây hoa giấy để trồng trước nhà giúp gia chủ đón vận may, tài lộc, thêm phú quý vào nhà, cuộc sống gia đình thêm hưng thịnh, cát tường.
Ngoài ra, do hoa giấy có nhiều màu sắc khác nhau nên các mệnh khác vẫn có thể trồng loại cây này. Chọn màu hoa tương hợp với mệnh của mình sẽ giúp gia chủ đón nhận may mắn. Ví dụ, người mệnh Kim có thể trồng hoa giấy màu trắng hoặc màu vàng; người mệnh Hỏa có thể trồng hoa giấy màu hồng, đỏ, cam, tím.
Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây hoa giấy
- Để cây tiếp xúc nhiều với ánh sáng
Cây hoa giấy là loại cây ưa nắng. Nếu trồng ở nơi có ánh sáng yếu, cây sẽ phát triển chậm, chỉ có lá mà không ra hoa. Do đó, bạn nên chọn những vị trí đón nhiều nắng để trồng loại cây này.
- Tưới nước vừa đủ
Cây hoa giấy có khả năng chịu hạn tốt, không cần tưới quá thường xuyên. Tưới nhiều có thể làm cây bị thối rễ. Bạn nên quan sát đất trước khi tưới cho cây. Nếu đất khô thì bổ sung nước, đất vẫn còn ẩm thì có thể chờ thêm.
Việc tưới nhiều nước cũng khiến cây chỉ ra lá, ít ra hoa. Để thúc cây ra hoa, bạn cũng có thể thực hiện việc cắt nước. Hãy ngừng tưới nước cho cây trong một thời gian, khi thấy đất khô, lá hơi héo, các nụ hoa bắt đầu phân hóa thì mới từ từ bổ sung nước trở lại nhưng không quá nhiều.
- Bón ít phân cho cây
Cây hoa giấy không đòi hỏi quá nhiều về việc bón phân nhưng cây vẫn cần dinh dưỡng để phát triển, cho ra nhiều hoa hơn. Cây trồng lâu năm và cây trồng trong chậu càng cần được bổ sung dinh dưỡng.
Bạn có thể lựa những thời điểm cây phát triển mạnh như mùa xuân để bón phân cho cây. Có thể sử dụng phân lân, phân kali hoặc các loại phân hữu cơ khác, vùi vào đất để tăng dinh dưỡng cho cây.
- Tỉa cành thường xuyên
Sau mỗi đợt hoa, bạn nên tỉa bớt những cảnh mỏng yếu, hoa đã tàn để cây tập trung dinh dưỡng cho các đợt hoa sau. Việc tỉa cảnh cũng giúp cây thoáng hơn, khả năng quang hợp của lá tốt hơn.
Tác giả: Thanh Huyền
-
3 con chim bay vào nhà, gia đình đón Tiền - Tài - Danh đầy đủ, đừng dại mà đuổi chúng đi
-
13 loại cây phong thuỷ trồng trước nhà giúp gọi tài lộc, may mắn
-
Tướng đàn ông nghèo khổ dễ đoản mệnh
-
Lời Tổ Tiên dạy: "Trong nhà có 3 nơi trống rỗng, con cháu đời đời nghèo khó, chẳng ngóc đầu được lên"
-
Bàn thờ nên để 3 chén hay 5 chén nước? Nhiều người đến nay vẫn làm sai