Đặc điểm của cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ là một trong những loại cây cảnh phổ biến, thường được trồng trước nhà hoặc đặt trong nhà với mục đích trang trí. Ngoài ra, đây cũng là loại cây có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt. Nó có thể hấp thụ tốt 107 loại khí độc như formaldehyde, nitrogen oxide. Trong quá trình quang hợp, cây lưỡi hổ có chức năng hấp thu khí carbonic và nhả ra khí oxy, giúp không khí trong nhà thêm trong lành.
Cây lưỡi hổ có thể cao khoảng 50-60cm. Đặc điểm của cây này là thân dạng dẹt, mọng nước. Đầu lá nhìn sắc nhọn, trông có vẻ nguy hiểm nhưng lại rất mềm, không làm đứt tay khi chạm vào. Tuy theo giống cây mà màu sắc của các phiến lá có thể khác nhau nhưng chủ yếu là sự phối hợp của các màu xanh, vàng và trắng xanh. Cây lưỡi hổ có thể ra hoa. Hoa nở thành từng cụm mọc từ gốc lên và quả có hình tròn.
Cây lưỡi hổ có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới với hơn 70 loài khác nhau như lưỡi hổ cọp, lưỡi hổ xanh, lưỡi hổ vàng, lưỡi hổ Thái...
Ý nghĩa phong thủy của cây lưỡi hổ
Theo quan niệm phong thủy, cây lưỡi hổ có tác dụng trong việc trừ tà, đẩy lùi điềm xấu, mang lại may mắn và tài lộc cho con người. Phần lá nhọn của cây được ví như sức mạnh của chúa sơn lâm, giúp xua đuổi tà khí, hạn chế xui xẻo vào nhà. Chính vì vậy, loại cây này được khuyên trồng ở trước nhà, trồng thành hàng rào trước các tòa nhà.
Người ta cũng dùng cây lưỡi hổ làm quà tặng trong những dịp lễ đặc biệt với ý nghĩa như một lời chúc may mắn gửi tới người nhận, chúc tương lai thêm thành công, tài lộc dồi dào, an cư lạc nghiệp.
Người mệnh nào hợp trồng cây lưỡi hổ nhất?
Cây lưỡi hổ có lá xanh, viền vàng. Theo quan niệm ngũ hành, đây là những gam màu hợp với mệnh Kim và mệnh Thổ. Do đó, người thuộc mệnh Kim hoặc mệnh Thổ có thể trồng cây lưỡi hổ trước nhà, ở ban công, trong nhà, để trên bàn làm việc để xua đuổi xui xẻo, thu hút may mắn, tài lộc đến với mình và với gia đình.
Với người mệnh Kim, nên trồng cây lưỡi hổ trong chậu thuôn trong, chậu vuông hoặc chậu hình chữ nhất; tránh dùng chậu uốn lượn kiểu cách hoặc chậu có góc nhọn. Một số tuổi mang mệnh Kim: Giáp Ngọ (1954), Ất Mùi (1955), Nhâm Dần (1962), Quý Mão (1963), Canh Tuất (1970), Tân Hợi (1971), Giáp Tý (1984), Ất Sửu (1985), Nhâm Thân (1992), Quý Dậu (1993), Canh Thìn (2000), Tân Tỵ (2001).
Người mệnh Thổ có thể trồng cây lưỡi hổ trong chậu vuông, chậu chữ nhật hoặc chậu hình tang, chậu góc nhọn, tránh dùng chậu thuôn dài. Một số tuổi mang mệnh Thổ: Canh Tý (1960), Tân Sửu (1961), Mậu Thân (1968), Kỷ Dậu (1969), Bính Thìn (19976), Đinh Tỵ (1977), Canh Ngọ (1990), Tân Mùi (1991), Mậu Dần (1998), Kỹ Mão (1999), Bính Tuất (2006), Đinh Hợi (2007).
Cây lưỡi hổ có ý nghĩa tốt đẹp, vì vậy, người thuộc các tuổi khác, mệnh khác vẫn có thể trồng cây này với ý nghĩa trang trí, phong thủy đơn thuần.
Vị trí thích hợp để trồng cây lưỡi hổ
Bạn có thể trồng cây lưỡi hổ trước cổng, ở ban công, đặt trong phòng khách, phòng làm việc. Nên chọng hướng kích thích tài lộc, may mắn. Hướng tốt nhất là hướng Đông hoặc Đông Nam.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Cách trồng húng quế tại nhà, vừa làm gia vị, vừa tạo phong thủy tốt, hút tài lộc
-
Cây bưởi trồng trước nhà phong thuỷ có tốt không?
-
Trước cổng có cây này hỏng tiền tài, ai đang có phải chặt bỏ ngay
-
Muối không chỉ để ăn: Bí quyết phong thủy giúp bạn rước tài lộc, xua đuổi vận xui
-
Thầy phong thủy nhắc: "Phòng khách có 5 loại cây cảnh này, tiền vào như nước, phú quý đời đời"