Người này còn uống sữa đậu nành không khác nào rước độc tố vào người ch.ết lúc nào chẳng hay

( PHUNUTODAY ) - Người này còn uống sữa đậu nành không khác nào rước độc tố vào người ch.ết lúc nào chẳng hay - cần tránh ngay.

 

Trong sữa đậu nành có vitamin A, B1, B2, D, PP, K, F và các men có ích cho tiêu hóa. Ngoài ra, đồ uống này còn chứa chất isoflavon bù lại tình trạng thiếu oestrogene của phụ nữ có tuổi, chống loãng xương, phòng trị ung thư vú. Nó cũng cải thiện chứng thừa cholesterol ở đàn ông. Tuy nhiên, khi dùng sữa đậu nành, bạn cũng cần lưu ý:

- Sữa đậu nành có thể dùng cho trẻ em từ l tuổi đến 5 tuổi thay thế một phần sữa động vật, nhưng không nên thay thế hoàn toàn.

- Không cho trứng gà vào đun sôi với sữa đậu nành để uống. Chất trypsine của sữa đậu nành kết hợp với protein có tính miễn dịch của trứng gà sẽ sinh ra một chất ảnh hưởng đến sự hấp thụ của cơ thể.

- Trước hoặc sau khi uống sữa đậu nành 1 giờ, không nên ăn cam, quýt, vì chất acid và vitamin trong cam, quýt tác dụng lên các protein trong sữa đậu nành và kết thành khối ở ruột non, làm ảnh hưởng đến tiêu hóa, có thể gây ra đầy bụng, đau bụng hoặc tiêu chảy.

- Tránh uống sữa đậu nành trong khi đang đói. Tốt nhất là uống sữa đậu nành sau bữa ăn sáng 1-2 giờ.

- Không dùng đường đỏ để pha sữa đậu nành vì loại đường này có acid hữu cơ, khi kết hợp với protein trong sữa sẽ sinh ra chất lắng đọng, có hại cho sức khỏe.

Người không nên uống

Người bị loét dạ dày và viêm thận

Những người bị loét dạ dày tốt nhất không nên uống sữa đậu nành bởi một chút đường trong sữa cũng đủ khiến cho những ai bị căn bệnh này đầy bụng, ợ hơi và các triệu chứng khác.

Những người bị viêm dạ dày và suy chức năng thận nên cần một chế độ ăn Protein thấp trong khi sữa đậu nành và các sản phẩm từ đậu lại rất giàu Protein, các chất chuyển hóa của nó sẽ làm tăng gánh nặng cho thận.

Người có đường ruột không tốt

Sữa đậu nành dưới tác dụng của một loại chất xúc tác có khả năng sinh ra khí, vì vậy sẽ gây chướng bụng, người bị tiêu chảy tốt nhất đừng uống sữa đậu nành.

Ngoài ra, viêm dạ dày cấp tính và người viêm bề mặt dạ dày mãn tính không thích hợp uống các thực phẩm chế biến từ sữa đậu nành để tránh kích thích acid dạ dày bài tiết quá nhiều làm cho bệnh tình nặng thêm hoặc làm cho dạ dày, đường ruột chướng khí, đầy hơi.

Người có triệu chứng bị Gout

Gout là do chất purine chuyển hóa trở ngại nên dẫn đến bệnh tật, trong sữa đậu nành lại chứa purine, purine là do đậu tương nghiền nát chế biến thành, vì vậy người bị Gout nên uống ít sữa đậu nành hoặc các chế phẩm từ sữa đậu nành.

Người đang uống kháng sinh

Sữa đậu nành nhất định không thể uống cùng với thuốc kháng sinh có chứa erythromycin, bởi vì thuốc kháng sinh và sữa đậu nành sẽ sinh ra phản ứng hóa học. Thời gian cách ly giữa uống sữa đậu nành và thuốc kháng sinh tốt nhất là trên 1 tiếng trở lên.

Tác giả: Ngọc Lê