Đặc điểm của cây đinh lăng
Cây đinh lăng có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới của châu Á, thuộc họ nhân sâm. Dân gian gọi loại cây này là nhân sâm của người nghèo. Nó vừa dễ trồng lại có tác dụng bồi bổ cơ thể. Bộ phận quý nhất của cây đinh lăng là phần rễ. Ngoài ra, thân và lá cây cũng có thể sử dụng dược liệu trị suy nhược cơ thể, ho, cảm cúm.
Trong phong thủy, cây đinh lăng mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp như cầu bình an, tài lộc, tượng trưng cho sức khỏe, sự trường thọ. Nhiều người cho rằng trồng cây đinh lăng trong nhà giúp tăng cường nguồn năng lượng tích cực, đẩy lùi năng lượng xấu, cân bằng sinh khí cho căn nhà, mang lại sự hài hòa cho không gian sống. Nhờ đó, cuộc sống của con người thuận lợi hơn, gặp nhiều may mắn hơn.
Người mệnh nào hợp trồng cây đinh lăng nhất?
Trong phong thủy, người ta quan tâm đến sự tương khắc và tương sinh theo thuyết ngủ hành. Vì vậy, khi trồng các loại cây cảnh, nhiều người sẽ chú ý lựa chọn các loại cây hợp mệnh để phát huy tối đa công dụng phong thủy của nó.
Theo ngũ hành, cây đinh lăng thuộc hành Mộc, hợp với người mang mệnh Thủy, Hỏa và đặc biệt là người mệnh Mộc.
Hành Mộc tượng trưng cho sự phát triển, sự sống và nguồn năng lượng tươi mới. Người mệnh Mộc trồng cây đinh lăng sẽ giúp mang đến nguồn năng lượng tích kích, thu hút vượng khí vào nhà, giúp cuộc sống suôn sẻ, đường công danh sự nghiệp vượng phát.
Bên cạnh đó, theo ngũ hành tương sinh, Mộc sinh Hỏa vì vậy người mệnh Hỏa có thể trồng cây đinh lăng trong nhà vừa để làm cảnh, vừa gia tăng may mắn. Cây đinh lăng giúp người mệnh Hỏa duy trì cảm xúc ổn định, mang đến sự thanh tịnh, nhẹ nhàng, giảm căng thẳng.
Ngoài ra, Thủy sinh Mộc, cây cối cần có nước để sinh trưởng nên người mệnh Mộc có thể trồng cây đinh lăng giúp gia tăng sự hài hòa của ngũ hành, tạo sự cân bằng phong thủy trong nhà.
Người mệnh nào không nên trồng cây đinh lăng?
Theo quan niệm phong thủy, người mệnh Kim và người mệnh Thổ nên cân nhắc khi trồng cây đinh lăng. Nguyên nhân là do theo ngũ hành tương khắc, Mộc khắc Thổ và Kim khắc Mộc. Người thuộc hai mệnh này nếu muốn trồng cây đinh lăng thì nên chọn những vị trí ít quan trọng trong nhà để trồng, trồng với tâm thế làm cây cảnh, lấy lá, lấy củ.
Vị trí trồng cây đinh lăng
Cây đinh lăng ưa sáng, thích không gian thoáng mát. Bạn nên tránh đặt cây ở những vị trí khuất, không có ánh sáng, dưới bóng râm vì như vậy cây sẽ khó phát triển, dần dần cây sẽ héo úa, lụi tan.
Theo phong thủy, gia chủ có thể trồng cây đinh lăng trước nhà vừa để trang trí vừa để hút tài lộc. Tuy nhiên, nên tránh để cây ngay giữa lối đi, chắn cửa, gây vướng víu cho việc di chuyển của mọi người. Nên trồng cây chếch sang một bên.
Ngoài ra, có thể đặt những chậu cây đinh lăng ở ban công, hiên nhà, sân thượng...
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Ý nghĩa phong thủy của cây sen đá. Lựa chọn sen đá phù hợp với từng Mệnh trong phong thủy
-
Trồng cây nguyệt quế trước cổng nhà: Gia chủ thuộc mệnh nào là hợp nhất?
-
Đàn ông có 3 nét tướng này tài ba, xuất chúng: Ai lấy được phúc cả đời
-
Đồ vật không nên để dưới bàn thờ tránh ảnh hưởng xấu đến phong thủy
-
Hóa giải vận đen, đón tài lộc: 6 cách đơn giản đến bất ngờ