Phàn nàn, than trách cuộc đời bất công
Không ai trong chúng ta có quyền chọn được nơi chúng ta sinh ra. Vì vậy nên có người sinh ra đã ngậm thìa vàng, có người sinh ra trong nghèo khó, cuộc sống chật vật chẳng thể ngóc đầu lên. Nhiều người bởi vậy mà phàn nàn, than trách vì sao mình lại sinh ra, vì sao mình lại là con của bố mẹ.
Phàn nàn chính là một hiện tượng tâm lý đặc thù của con người, là phản ứng tự nhiên trước sự bất mãn của họ. Nhiều người than vãn khi sinh ra trong cảnh nghèo. Nhiều người lại khóc lóc vì mình không có mọi thứ như người khác.
Nhưng bạn có biết rằng phàn nàn, than trách, suy nghĩ tiêu cực chẳng làm bạn tốt đẹp hay có cuộ sống khá hơn. Sống ở đời tốt nhất không nên phàn nàn, bởi khả năng của mỗi người là khác nhau, trình độ của mỗi người cũng khác nhau. Cùng một cơ hội, có người nắm bắt được, có người thì không. Nhưng nếu bạn không nhìn vào lại bản thân mình mà chỉ khăng khăng đòi công bằng thì bạn sẽ không thể thăng tiến. Thay vì phàn nàn, bạn hãy nỗ lực không ngừng để vươn lên. Đó mới chính là cách để bạn thay đổi cuộc đời, số phận của mình.
Chê bai, châm biếm, coi thường người khác
Trong cuộc sống ai cũng có những điểm mạnh và những điểm yếu. Ai cũng muốn thể hiện bản thân và che giấu khuyết điểm. Một số người thấy khuyết điểm của người khác thì miệt thị, chê bai. Trong khi đó, không chắc họ đã hơn người ta. Và những người nói ra lời này cũng không biết rằng mình đã làm tổn thương đến người khác.
Những người thành công thì họ rất giỏi ăn nói, biết cách cư xử khéo léo và hài hòa mọi thứ. Họ biết rằng, mỗi người đều có điểm mạnh, điểm yếu riêng. Bạn có thể khinh thường họ vì họ kém bạn nhưng biết đâu sau này họ sẽ hơn bạn. Bạn muốn thành công, muốn làm giàu thì ngay từ đầu bạn cần học cách ăn nói, cách suy nghĩ để tránh chê bai, chỉ trích và coi thường người khác.
Nói những lời đồn vô căn cứ
Con người sống trên đời nhất định phải sống cho minh bạch, không nói nhăng cuội, không biết thì không nói, nhất quyết không được nói bừa. Thường có câu rằng: “Kẻ nói vô tình, người nghe hữu ý”, lời vô căn cứ khi tới tai người khác, họ sẽ nghi ngờ nhân phẩm của bạn.
Không ai muốn gần gũi những người ăn nói hàm hồ. Bởi lẽ những lời họ nói ra đều thực giả khó phân, độ tin cậy rất thấp. Nói năng rõ ràng, rành mạch, “nói có sách, mách có chứng” thì người nghe mới cảm thấy bạn là người đáng tin.
Làm người phải nhân hậu, không nói những lời tuyệt tình, không làm những việc cạn tàu ráo máng. Tích khẩu đức, tôn trọng và bao dung người khác chính là tạo phúc và bao dung cho bản thân mình. Vì thế cần cố gắng học cách kiểm soát, tránh nói lời ác độc.
Cổ nhân có câu rất hay rằng: “Chỉ một niệm mà khiến quỷ thần phẫn nộ, chỉ một lời mà làm tổn thương hoà khí của đất trời, chỉ một hành vi mà gây hoạ hại cho con cháu, mọi thứ đều nên cẩn trọng.” Vậy nên khi nói năng chúng ta cần vô cùng cẩn trọng, xét xem lời nào nên nói, lời nào không.
Tác giả: Quỳnh Trang
-
Người xưa dặn 'Bàn ăn đừng để 3 thứ này kẻo gia đạo lục đục, con cháu làm ăn thất bát', đó là gì?
-
Áo trắng ố vàng giặt xà phòng thôi chưa đủ: Ngâm với thứ nước này, áo lại trắng như mới
-
Khử mùi hôi tủ lạnh hóa ra lại đơn giản nhờ những nguyên liệu rẻ tiền này
-
Nghèo mấy cũng đừng bao giờ bán 4 kiểu nhà này: Càng ở càng nhiều lộc, giàu có 3 đời
-
7 cách đuổi thạch sùng ra khỏi nhà an toàn, hiệu quả