Tại Hà Nội, một cụ ông đã 81 tuổi đã hai lần cùng vợ đến TAND để xin ly hôn. Lần thứ hai, ông bà đưa nhau ra tòa để giải quyết chuyện hôn nhân sau gần 40 năm chung sống. Phiên tòa phúc thẩm được mở do ông kháng cáo đề nghị ly hôn với bà.
Trước hoàn cảnh của hai ông bà, chủ tọa và các thành viên trong hội đồng xét xử không khỏi ái ngại. Chủ tọa cho hay, đạo lý vợ chồng là yêu thương, chăm sóc lẫn nhau, từ miếng ăn giấc ngủ, nhất là khi về già. Tuy nhiên, hiện hai ông bà mỗi người ở một nơi.
Được biết, cách đây gần 40 năm trước, khi ông còn làm thầy giáo, kết hôn với bà kém 16 tuổi bằng tình yêu. Tuy nhiên, hạnh phúc của ông bà không trọn vẹn vì không có được mụn con chung. Đến khi về già, bà nhận nuôi một người con trai, năm nay tròn 20 tuổi.
Từ năm 2011, bà đưa con nuôi về ở chung mặc dù ông không đồng ý. Cũng từ đó, vợ chồng già mâu thuẫn. Vào năm 2016, ông làm đơn ly hôn song cấp sơ thẩm nhận định, vợ chồng tuổi đã cao cần có chỗ dựa, chăm sóc lẫn nhau nên không chấp nhận nguyện vọng đó.
Khi đấy, ông tuyên bố sẽ theo đến cùng để được ly hôn với bà, ông đã kháng cáo.
Tại phiên phúc thẩm, người vợ già nghẹn ngào cho rằng: "Về già là thời gian để chúng tôi nương tựa, chứ không phải lôi nhau ra tòa như thế này", bà không thể ly hôn vì bản thân bà chẳng có tội gì cả.
Bà cụ tâm sự, chính bản thân bà là "người đàn bà ngu ngốc", biết ông kiên quyết đòi ly hôn mà vẫn yêu thương. "Sao lúc còn trẻ, ông vẫn giữ tôi, giờ về già ông lại như vậy, lại còn tẩu tán tài sản của hai vợ chồng đi", bà nói.
Khi tòa triệu tập, bà đã hỏi ông: "Ông ghét em cái gì mà muốn bỏ". Khi đó, ông bảo bà muốn chồng chết trước để chiếm đoạt tài sản. Lời nói đó khiến bà đau lòng, như muối xát vào tâm can. "Tôi đã nói tiền bạc vẫn trong két sắt chứ có mất đi đâu", bà trình bày.
Khi nói về con trai nuôi, bà bảo nó có hiếu. Ông ăn xong cơm, con bưng mâm bát đi rửa, và giặt giũ quần áo cho bố khi ông tắm. Vậy nhưng ông từ con, bảo nếu ký vào đơn của bố sẽ được 30 triệu đồng. "Cháu bảo, bố mẹ già rồi, ra tòa ly hôn người ta cười cho", bà nói.
Cuối cùng, trước sự kiên quyết của ông, tòa phúc thẩm đã đồng ý với đơn đề nghị ly hôn.
Vậy, người già muốn ly hôn có cần phải giải quyết tại tòa
Theo Khoản 1 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03 tháng 1 năm 2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/06/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 : "Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 3/1/1987 (ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực) mà chưa đăng ký kết hôn, nếu một bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn, thì toà án thụ lý vụ án và áp dụng quy định về ly hôn của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết vụ án ly hôn theo thủ tục chung.
Tác giả: Hồ Thị Huyền Trang
-
Ông chồng "hot" nhất năm lên mạng hỏi cách tăng cân sau sinh cho vợ
-
Clip: Nhói lòng hình ảnh cụ ông bán vé số móm mém ăn bánh sinh nhật bị bỏ thừa
-
Túng tiền, cựu sinh viên bóp cổ cụ ông đến chết để cướp tài sản lĩnh án tử hình
-
Nóng: Sập nhà 3 tầng ở Quy Nhơn khiến cụ ông 83 tuổi t.ử v.ong thương tâm
-
Xúc động bức "tâm thư" của người chồng mới 20 tuổi, xứng đáng là người chồng, người bố chuẩn điểm 10