1. Cha dạy con làm người đức hạnh, trọng nhân nghĩa
Tu dưỡng đạo đức chính là bài học đầu tiên mà những người cha thời xưa dạy cho con cái của mình. Thời xưa thì việc học kiến thức đối với con trẻ mà nói là chuyện cuối cùng, khi rảnh rỗi. Còn việc giáo dục đạo đức mới là quan trọng.
Thời xưa, mặc dù việc học hành còn được coi trọng hơn nhiều so với ngày nay. Nhưng nó vẫn luôn áp đặt bên dưới việc học đạo đức. Những ông bố thời xưa biết rằng so với tri thức cứng nhắc thì năng lực phân định đúng sai, tấm lòng đãi người đãi vật mới là điều quyết định khi lựa chọn con đường nhân sinh đúng đắn.
Ảnh minh họa
2. Dạy con lúc bình yên lo lúc nguy khốn, tiết kiệm biết tránh xa hoa
Làm người khi đang sống trong những ngày tháng bình yên thì chớ quên dùng cảnh nguy khốn để răn dạy mình. Khi đang phú quý, no đủ thì chớ quên dùng sự tiết kiệm đơn giản mà tu bỏ dục vọng ham muốn quá nhiều.
Những ông bố thời xưa luôn dạy con tác phong tiết kiệm, ngoài mục đích dạy chúng trân qusy tài vật ra còn là để chúng luôn nhắc nhở bản thân mình không được chìm đắm trong sự biếng nhắc mà buông lỏng bản thân mình. Cuối cùng sẽ dẫn đến sự thảm bại của gia tộc mà thôi.
3. Dạy con luôn nỗ lực học tập
Đọc sách chính là một việc vô cùng lợi cho con cháu đời sau. Nếu con trẻ có thể lập chí học hành, làm rạng rỡ tổ tông thì chẳng còn điều gì quý báu hơn nữa.
Người xưa đi học được rất nhiều người khác kính trọng. Có rất nhiều cách để đạt được tiền tài, phú quý, nhưng nếu muốn trở thành người hiểu lễ tiết, minh chân lý, biết tiến thoái thì mới khiến gia đình mình được trọng vọng. Bởi việc học hành vẫn là con đương không thể nào thiếu.
Tác giả: Dương Ngọc
-
“Nếu trẻ chán học, không chịu học, hãy đưa trẻ đến 3 nơi sẽ hiệu quả hơn là mắng mỏ”.
-
Học người xưa dạy con 4 điều để thấy được cốt lõi của đạo học
-
7 thời điểm cha mẹ không nên 'trách móc' con cái
-
Bài học của một tỷ ρhú khi gửi con về quê, đừng để mình nghèo đến nỗi chỉ có mỗi tiền
-
Câu chuyện "Mạnh Mẫu dạy con" là một điển cố cho bậc mẫu nghi thiên hạ, đáng để học theo