Đầu tiên, đừng tiết lộ thu nhập và số tiền bạn tiết kiệm được
Nhiều người nghĩ rằng giữa anh em ruột thì chuyện chia sẻ về thu nhập hay tiền bạc là điều bình thường. Tuy nhiên, khi anh em trong nhà biết bạn có thu nhập cao hay tích lũy được nhiều tiền, điều đầu tiên họ nghĩ tới không phải là ngưỡng mộ mà thường là... xin hoặc vay. Nếu bạn không có gì, họ sẽ thôi, nhưng nếu bạn có, họ dễ mặc định rằng bạn "khá giả" thì phải có trách nhiệm giúp đỡ người thân.
Tiếc là, ít ai hiểu được đằng sau một khoản tiền tiết kiệm là bao nhiêu vất vả, nỗ lực. Đồng tiền kiếm được không bao giờ là dễ dàng. Nhưng với những người chỉ quen sống dựa vào sự giúp đỡ của người khác, họ sẽ không bao giờ hiểu điều đó.
Mỗi người lớn lên trong môi trường khác nhau, cách nghĩ và cách nhìn nhận cuộc sống cũng khác nhau. Vì vậy, dù bạn giàu hay nghèo, việc nói ra chi tiết thu nhập hay số tiền bạn có không mang lại lợi ích gì. Hãy giữ sự im lặng và giúp khi thật sự cần – đó là cách tốt nhất.
Thứ hai, đừng tùy tiện chia sẻ chuyện riêng của gia đình vợ/chồng
Sau khi lập gia đình, mỗi người đều có tổ ấm riêng, có những mối quan hệ cần được giữ kín để bảo vệ sự riêng tư và tôn trọng lẫn nhau. Một trong những điều cần hạn chế chính là nói quá nhiều về gia đình bên vợ hoặc bên chồng với anh chị em ruột thịt của mình.
Hùng là người thành đạt sớm. Đằng sau sự nghiệp vững vàng của anh là không ít sự giúp đỡ âm thầm từ gia đình vợ. Bố vợ anh rất quý con rể, sẵn sàng hỗ trợ mỗi khi anh gặp khó khăn. Tuy nhiên, khi em trai của Hùng biết chuyện và không nhận được sự giúp đỡ tương tự, cậu tỏ ra khó chịu, cho rằng anh trai “ăn sung mặc sướng” nhờ nhà vợ mà không biết chia sẻ với gia đình ruột thịt.
Sự việc tưởng như nhỏ nhưng lại khiến quan hệ anh em trở nên căng thẳng. Bởi vậy, dù chỉ là những lời tâm sự, bạn cũng cần cân nhắc kỹ. Người nói thì vô tình, nhưng người nghe lại có thể mang trong lòng những suy nghĩ tiêu cực.
Nếu gia đình bên vợ/chồng bạn có khó khăn, người khác có thể nghĩ bạn “khổ”, lấy nhầm. Còn nếu họ sung túc, dễ khiến người ta sinh lòng so đo, ghen tị. Chưa kể, những lời không hay bạn kể ra về người thân của bạn đời cũng có thể làm tổn thương đến chính họ và ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng.
Thứ ba, đừng tùy tiện đưa ra nhận xét về người khác
Nhiều người vẫn tin rằng anh em ruột thịt thì dù có trưởng thành, lập gia đình hay sống xa nhau thì tình cảm vẫn bền chặt như thuở nhỏ. Họ cho rằng vì là người thân nên không cần giữ ý, có gì thì cứ thẳng thắn góp ý.
Tuy nhiên, sự thẳng thắn đôi khi lại trở thành con dao hai lưỡi. Có người anh vì không hài lòng với cách sống của em trai mà liên tục góp ý, thậm chí trách móc. Đặc biệt trong những bữa tiệc có rượu, lời nói dễ đi quá giới hạn. Một người cảm thấy mình có quyền chỉ bảo, người còn lại thì thấy mình bị chỉ trích và không được thấu hiểu.
Thực tế là, theo thời gian, mỗi người có cuộc sống riêng, những năm tháng không còn sống cùng dưới một mái nhà khiến khoảng cách dần xuất hiện. Mỗi người có hoàn cảnh, góc nhìn, và lựa chọn riêng. Vì vậy, việc phán xét hay chỉ trích dễ khiến đối phương cảm thấy bị tổn thương, dù bạn có ý tốt.
Khi bạn thẳng thắn nói ra những gì mình nghĩ, người kia có thể cho rằng bạn đang kiểm soát hoặc can thiệp quá sâu vào cuộc sống của họ. Điều này không chỉ khiến lời nói của bạn mất giá trị mà còn dễ tạo khoảng cách trong mối quan hệ. Thay vì trách móc, hãy học cách bao dung và lắng nghe. Nghiêm khắc với bản thân, nhẹ nhàng với người khác – đó mới là cách ứng xử khôn ngoan.
Hy vọng mỗi người đều hiểu rằng, dù là anh chị em thân thiết, cũng nên giữ lại cho nhau một khoảng không gian riêng. Việc biết điều gì nên nói và điều gì nên giữ lại không phải là tính toán – đó là biểu hiện của sự trưởng thành và hiểu biết. Trong cuộc đời này, hãy sống tốt phần mình, và giữ cho tình thân luôn ấm áp bằng sự tôn trọng.
Tác giả: Bảo Ninh
-
3 kiểu người không thay đổi ảnh đại diện trên MXH cả năm: Tại sao họ lại khôn ngoan đến vậy?
-
Phụ nữ ở độ tuổi nào dễ ngoại tình? Chồng nên biết để giữ hạnh phúc gia đình
-
Phụ nữ say xỉn thường muốn làm gì nhất? Điều ít ai dám thừa nhận
-
'Ở nhà có 4 tiếng nói tai ương không mời tự đến': 4 tiếng đó là gì vậy?
-
Tại sao phụ nữ trẻ đều sợ đàn ông ở độ tuổi 50: 5 lý do vừa thực tế vừa bất lực