Không nên trồng cây bách trong sân
Ai cũng biết cây tùng, cây bách là loại cây thường xanh quanh năm, là loài cây thường thấy ở các nghĩa trang, chùa chiền.
Theo người xưa, cây bách thường được trồng ở nghĩa trang, chúng còn được gọi là "cây đầu mộ" nên sẽ mang nhiều âm khí, không thích hợp trồng ở sân nhà.
Người xưa cho rằng trồng loại cây này ở sân nhà sẽ khiến gia đình gặp xui xẻo, kém may mắn, tài lộc hay sức khỏe đều ảnh hưởng.
Ngoài ra, cây bách trưởng thành xum xuê, có thể tạo bóng râm cho sân nhà vào mùa hè. Nhưng vì cây quá cao, nếu quanh năm suốt tháng che khuất ánh sáng mặt trời vào sân sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình.
Hơn nữa, về phong thủy, gia đình thiếu sáng sẽ ảnh hưởng đến vận khí tốt vào nhà, tài lộc sẽ không đến. Do đó, người xưa khuyên không nên trồng cây bách trong sân.
Không trồng cây liễu trong sân
Người xưa dặn: "Trước trồng dâu, sau không trồng liễu", đó là vì cây liễu có quan hệ mật thiết với Tiết Thanh Minh. Người ta thường trồng liễu để tưởng nhớ tổ tiên, do đó, cây liễu thuộc về phần âm vì thế là loại cây dẫn dụ âm khí đến ngôi nhà.
Hơn nữa, tuy có bóng mát nhưng phong thủy học cho rằng, liễu ủ rũ, mang dáng vẻ đau buồn, tang tóc, là loài cây xui xẻo. Nhà trồng liễu thì gia chủ gặp nhiều điều không may, hao tốn tiền của, làm bao nhiêu cũng đổ sông đổ bể.
Bên cạnh đó, theo quan niệm dân gian, cây liễu thuộc về phần âm vì thế là loại cây dẫn dụ âm khí đến ngôi nhà.
Về mặt khoa học, cây liễu thích môi trường ẩm ướt, còn nơi con người sống yêu cầu môi trường khô ráo nên không thích hợp để trồng liễu. Do đó, người xưa khuyên không nên trồng liễu trong nhà.
Không trồng cây dâu tằm trong sân
Cây dâu tằm (Mulberry) là loại cây ăn quả, có thể cho ra những trái dâu thơm ngon, nhưng không thích hợp trồng trong sân nhỏ. Trong tiếng Hán, dâu tằm đồng âm với từ “tang” cho nên loại cây này là biểu tượng của sự tang thương.
Điều này có ý nghĩa không tốt, khiến người ta buồn phiền. Cây dâu tằm mang âm khí nặng, trồng trước nhà lâu ngày sẽ khiến âm khí ảnh hưởng đến cả ngôi nhà. Những người sống trong những ngôi nhà kiểu này lâu ngày thường gầy yếu và hay ốm vặt.
Mọi người sẽ không thích mang bất cứ điều gì gợi nên sự "xui xẻo", do đó, người xưa khuyên không nên trồng cây dâu tằm trong sân.
Ngoài ra, dâu tằm khi ra quả có vị ngọt, dễ thu hút các loài chim, côn trùng, chuột và kiến, sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường trong nhà.
Không trồng cây dương trong sân
Cây dương được dân gian gọi là "ma vỗ tay". Nó phát ra từ tiếng lá cây dương va vào nhau khi gió thổi tạo nên những tiếng "bạch bạch", như thể có người đang vỗ tay. Những tiếng "vỗ tay" này nghe rất đáng sợ vào ban đêm.
Những tiếng động này cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của mọi người trong nhà, khiến tâm thần không yên.
Ngoài ra, những cây dương thực sự không thích hợp để trồng trong sân. Trước hết, loại cây sinh trưởng nhanh này phát triển nhanh, cành tương đối giòn. Nếu mưa gió lớn, cành dương có thể bị gãy, đè lên nhà hoặc rơi vào đầu người bên dưới, rất mất an toàn.
Những cây dương sẽ "đổ tuyết" vào mùa xuân. Đó là khi những bông hoa của chúng nở kiểu như hoa của cây bông, dạng sợi mịn, bay tứ tán trong gió trông như tuyết rơi. Nhìn có vẻ rất đẹp nhưng có thể gây ra một số bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, ho...
Vì thế, người xưa khuyến cáo không nên trồng cây dương trong sân.
Tác giả: Vũ Ngọc