Ca dao, tục ngữ đúc kết tinh hoa văn hoá của con người Việt. Nhiều khi nó còn đóng vai trò là kim chỉ nam trong suy nghĩ và việc làm của nhiều người. Dân gian có câu: “lửa đi ba đường là tắt, người đi ba đường là nghèo”. Đây là kinh nghiệm sâu sắc của người đi trước truyền lại cho con cháu muôn đời sau.
Lửa đi ba đường là tắt
Trong các xã hội cổ đại, con người cần củi để thắp sáng, sưởi ấm và nấu thức ăn. Đặc biệt là trong xã hội nguyên thủy, lửa là hy vọng sống của con người, là yếu tố sinh tồn tất yếu. Một khi ngọn lửa được dập tắt, cần rất nhiều năng lượng để đốt lại ngọn lửa, trong trường hợp nghiêm trọng, nó thậm chí có thể khiến một bộ lạc gặp nguy hiểm, không có nguồn lửa để nấu thức ăn và xua đuổi thú dữ.
Thường xuyên di chuyển nguồn lửa không chỉ khiến lửa cháy thiếu ổn định mà còn bị gió tác động, có thể thổi tắt lửa nếu không cẩn thận. Ví như bạn cứ di chuyển vị trí của ngọn lửa đang thắp sáng sẽ dễ dàng phá hủy sự ổn định của ngọn lửa, sau vài lần mang đi đưa lại ngọn lửa sẽ yếu đi và tắt. Chính vì thế, muốn duy trì sự ổn định của ngọn lửa, nên tạo vị trí an toàn, không nên di chuyển nhiều.
Người đi ba đường là nghèo
Đôi khi để thuận tiện cho cuộc sống và làm việc, mọi người sẵn sàng chuyển nhà tới môi trường mới. Thậm chí, ngày xưa, con người có có tục di canh di cư, nay đây mai đó. Nhưng tại sao người xưa lại bảo chúng ta không thể tùy ý chuyển nhà?
Dù là ở xã hội hiện đại hay xã hội cổ đại, việc xây nhà của con người thực ra không hề dễ dàng. Chuyển đến nhà mới đồng nghĩa với việc bỏ nhà cũ đi xây nhà mới, sẽ gây lãng phí rất lớn về tiền bạc. Đừng nói những người nghèo, người bình thường để xây dựng được một căn nhà cũng mất tới cả mười năm tích lũy.
Đồng thời, sau khi sống ở một nơi lâu ngày, chúng ta sẽ trở nên dễ thích nghi và phụ thuộc vào môi trường, khí hậu địa phương, một khi thường xuyên di chuyển sẽ dễ dẫn đến những thay đổi về khí hậu cũng như môi trường sống, điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ngoài ra, việc di chuyển quá nhiều nơi sống cũng không tốt về mặt phong thủy, ảnh hưởng tới tài vận, tiền tài.
Câu tục ngữ mà người xưa để lại là lời cảnh báo chúng ta không nên thường xuyên di chuyển, di chuyển dưới ba lần trong đời là tốt hơn cả để cuộc sống an yên, tự tại, ít phải lo lắng. Tất nhiên, khi có những mối đe dọa thực sự như thiên tai lũ lụt ở nơi bạn sống, bạn phải di chuyển ra ngoài kịp thời. Đồng thời, nếu một nơi lâu dài thiếu tài nguyên và môi trường để hỗ trợ con người phát triển thì họ cũng nên rời đi kịp thời, mục đích là để mọi người có cuộc sống tốt hơn. Những nơi nghèo nàn, lạc hậu di chuyển đến những nơi giàu tài nguyên thiên nhiên sẽ càng có lợi cho con người phát triển, giàu có nhưng quá tam ba bận.
Tuy nhiên, trong quan niệm truyền thống của người xưa, họ đều chú ý đến khó khăn khi rời quê hương, luôn cho rằng quê hương là tốt nhất. Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến người xưa rất ít rời xa quê hương, đi đâu rồi cũng quay về nơi chôn rau cắt rốn. Mặc dù câu nói này có vẻ không còn hoàn toàn chính xác đối với cuộc sống hiện đại ngày nay nhưng nó cũng là câu nói được đúc kết qua hàng nghìn năm. Chúng ta có thể tham khảo và cân nhắc để tránh mắc phải những sai lầm nghiêm trọng trong cuộc sống.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Các cụ dặn kỹ: "3 lời nói ít thì lộc về nhiều, nói nhiều thì lộc mất hết", đó là lời nào?
-
Các cụ dạy: Nghèo cũng đừng chặt 3 loại cây, con cháu sẽ chẳng bao giờ nghèo khó, đó la 3 loại cây nào?
-
Tổ Tiên dạy: "Giàu có không làm 3 việc, nghèo khó đừng chơi 3 người": Làm được cuộc đời ắt lên hương
-
Các cụ dặn: "Nóc tủ lạnh để 3 thứ này, nhà có bao nhiêu của cải cũng trôi đi hết"
-
Đàn ông có bản lĩnh không bao giờ khoe 3 thứ, còn đàn ông dốt lại kể lể khắp nơi