Người xưa nói: 'Có 3 kiểu người này trong nhà là khởi đầu cho gia đình suy bại', đó là ai?

( PHUNUTODAY ) - Nếu một nhà có những kiểu người này thì con cháu khó lòng phát triển, thậm chí ngày càng suy bại.

3 kiểu người này trong nhà là khởi đầu cho gia đình suy bại

Kiểu người thích gây bất hòa

Nhiều người cho rằng sự bất hòa là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu sự suy bại của một gia đình. Người xưa cũng có câu: "Gia hòa vạn sự hưng." Muốn gia đình ngày càng phát triển thì mối quan hệ giữa các thành viên cũng phải ngày càng hòa hợp.

Mỗi thành viên trong gia đình là một mảnh ghép quan trọng, kết nối gia đình lại với nhau, tạo nên sức mạnh tập thể. Bởi vậy, nếu một liên kết bị phá vỡ cũng sẽ ảnh hưởng đến những liên kết còn lại và vận khí của gia đình. Ví dụ, vợ chồng bất hòa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến con cái, đồng thời cũng ảnh hưởng đến sự nghiệp và tài vận của gia đình.

Trên thực tế, mâu thuẫn là vấn đề khó tránh khỏi trong quá trình chung sống. Mỗi người sẽ có tính cách, cách suy nghĩ và quan điểm khác nhau nên sẽ có những lúc không hòa hợp. Tuy nhiên, các thành viên trong gia đình nên vượt qua rào cản này, thường xuyên chia sẻ để thấu hiểu nhau hơn và cùng nhau giải quyết vấn đề. Có câu: Thuận vợ thuận chồng, tát biển đông cũng cạn. Sức mạnh của sự gắn kết, yêu thương nhau sẽ giúp gia đình vượt qua được những khó khăn và cùng nhau xây dựng tổ ấm. Đó cũng là gốc rễ giúp tài vận gia đình đi lên.

Kiểu người có nhận thức hạn hẹp

Vào những năm 1990, nhà xã hội học người Mỹ, Barbara vì muốn tìm hiểu lý do vì sao người nghèo không thể "trở mình", đã làm một thí nghiệm xã hội.

Cô hóa thân thành tầng lớp lao động bình thường, trà trộn vào tầng thấp nhất trong xã hội và sống với những người lao động đang phải vật lộn với các vấn đề cơm áo gạo tiền. Sau khi tiếp cận với các nhóm người khác nhau thuộc tầng lớp này, cô kết luận rằng: Nguyên nhân gốc rễ của sự nghèo khổ của một gia đình không phải là nghèo đói về mặt kinh tế, mà là nghèo về nhận thức.

Nếu một nhà có những kiểu người này thì con cháu khó lòng phát triển

Mức độ nhận thức của một người quyết định họ thuộc về tầng lớp nào trong xã hội. Nếu các thành viên trong gia đình có nhận thức hạn hẹp, thiếu tư duy lâu dài thì dù có nỗ lực, chăm chỉ đến đâu cũng chỉ là vô ích.

Kiểu người không biết tiết kiệm

Tăng Quốc Phiên từng nói: "Gia cần tất hưng, người cần tất kiệm, vĩnh viễn không sợ nghèo."

Tăng Quốc Phiên lấy hai chữ "cần kiệm" làm nguyên tắc sống. Quần áo, giày và vớ của ông đều được may bởi nữ quyến trong nhà. Khi ăn cũng chỉ luôn dùng 1 món, chứ không bày biện quá nhiều. Nhà có khách mới phá lệ làm thêm một món mặn.

Vì thế mà hậu duệ của Tăng Quốc Phiên ai cũng thấm nhuần tính cách cần kiệm này của ông. 8 đời nhà Tăng Thị đã có tới hơn 240 người thành danh và không một ai là kẻ vô dụng.

Giàu có không có nghĩa là được lãng phí. Các thành viên trong gia đình biết tiết kiệm, tích lũy, thì khi đối mặt với sự vô thường trong đời, những sự cố bất ngờ mới có thể gánh vác nổi.

Gia đình là một tổng thể. Sự hưng thịnh của một gia đình có được là nhờ vào nỗ lực chung của tất cả các thành viên. Ai cũng có vai trò riêng, trách nhiệm riêng để duy trì và phát triển tổ ấm.

Tác giả: Thạch Thảo