Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp thực phẩm và nông thôn Hàn Quốc, trung bình một người Việt Nam tiêu thụ 55,1 gói mì ăn liền một năm, đứng thứ hai thế giới, sau Hàn Quốc với 76 gói.
Nhiều người Việt chọn mì tôm là bữa sáng thường xuyên |
Nhiều người Việt chọn mì tôm là bữa sáng thường xuyên, thậm chí có những lúc mì tôm "đóng thế" là bữa chính cho cả gia đình. Trong khi đó, thành phần chủ yếu của mì là carbohydrate, mà cơ thể con người muốn khỏe mạnh cần có 6 chất là: protein, mỡ, carbohydrate, khoáng chất, vitamin và nước. Nếu thiếu hụt một trong 6 dưỡng chất trên cơ thể rất dễ mệt mỏi, tình trạng kéo dài sẽ dễ sinh trọng bệnh.
Việc ăn mì nhiều, thường xuyên, sẽ khiến cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng, kể cả những gói mỳ cao cấp. Dưới đây là những tác hại của mì tôm có thể gây bệnh cho cơ thể:
Gia tăng quá trình lão hóa
Chất mỡ trong mì tôm thông thường đều thêm chất chống ô xy hóa, nhưng nó chỉ làm chậm tốc độ ô xy hóa, kéo dài thời gian biến mùi của mì tôm. Thời gian dài dung nạp quá nhiều chất chống ô xy hóa sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ nội tiết và thúc đẩy lão hóa.
Gánh nặng cho dạ dày, tiêu hóa
Mì ăn liền là một trong những món ăn được sấy khô sau khi chiên qua dầu. Trong mì chứa khá nhiều hương liệu và chất phụ gia, ăn thường xuyên sẽ không những khiến vị giác giảm sút mà còn có thể tạo áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa chung. Nếu bạn ăn mì ăn liền xuyên có thể sẽ gây rối loạn chức năng dạ dày, làm xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, đau dạ dày… Đặc biệt, những đứa trẻ thích ăn mì tôm càng dễ mắc chứng biếng ăn.
Gây ung thư
Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá sự độc hại của mì ăn liền, với các thành phần phụ gia như màu thực phẩm, muối, chất béo bão hòa… ăn mì tôm trong thời gian dài dễ gây táo bón, phân lưu lại thời gian dài trong đại tràng, cũng là một yếu tố dẫn đến ung thư, nguy cơ nhất là ung thư trực tràng.
Lời khuyên:
Bác sĩ Hải - Giám đốc Trung tâm tư vấn Dinh dưỡng - Viện Dinh Dưỡng Quốc gia cho rằng: Người tiêu dùng Việt nên ăn mì ăn liền với tốc độ vừa phải, 1 tuần ăn một vài gói thì không sao, ăn nhiều hơn sẽ không tốt cho sức khỏe.
Khi ăn cần bỏ bớt gia vị, nhất là không nên dùng gói mỡ kèm theo bên trong sản phẩm, vì gói mỡ đó có mùi khét, "chất béo không tốt" này dễ gây nên thừa cân, béo phì, béo bụng, bệnh tim mạch.
Đồng thời, trước khi ăn, người dùng cũng nên lưu ý: Phải trần nước sôi, bỏ bớt lớp mỡ béo bên ngoài bởi vốn dĩ, mì ăn liền được chế biến theo phương pháp chiên, tích nhiều dầu mỡ gây béo.
Mặc dù vậy, thành phần của mì tôm lại chủ yếu là tinh bột và mỡ, do đó, để đủ vi chất, người ăn mì phải cho thêm rau, bổ sung thêm thịt.
“Nếu chỉ ăn mì không sẽ gây thiếu vi chất dinh dưỡng vì nếu không cho rau, cho thịt vào thì không có chất đạm, vitamin và khoáng chất. Lâu dài, sẽ không cân đối về mặt dinh dưỡng” - bác sĩ Hải khuyên.
>Có biểu hiện này bạn đã bị ung thư gan giai đoạn đầu (Sức khỏe) - (Phunutoday) - Nếu có những dấu hiệu dưới đây bạn hãy đi khám bệnh ngay lập tức trước khi quá muộn. |
Tác giả: Bùi Thị Phương