Rất nhiều nhà nghỉ khách sạn sau khi kiểm tra giấy tờ tùy thân của khách để check in thì giữ luôn căn cước, căn cước công dân của khách để đảm bảo thanh toán, khi khách trả phòng mới hoàn trả giấy tờ.
Một số cơ quan khi bảo vệ chào đón khách cũng kiểm tra giấy tờ tùy thân và giữ luôn cho tới khi khách xong việc, khách ra mới trả lại cho khách ra cổng.
Đôi khi chúng ta xem đó như "lệ" nên không thắc mắc. Nhưng việc làm đó có đúng luật không?
Điều 44, Nghị định 96/2016 quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện có ghi: Cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ tùy thân của khách lưu trú, gồm một trong các loại giấy tờ như chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu, thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú (đối với người nước ngoài), các loại giấy tờ có dán ảnh do các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam cấp. Và có nghĩa vụ ghi đầy đủ thông tin của khách lưu trú vào sổ quản lý (hoặc nhập đầy đủ thông tin vào máy tính) trước khi cho khách vào phòng nghỉ.
Như vậy thì việc giữ căn cước, căn cước công dân không phải là luật mà chỉ là lệ. Chủ nhà nghỉ, khách sạn không có quyền giữ.
Còn Luật Căn cước, tại Điều 7 quy định các hành vi nghiêm cấm trong đó có nghiêm cấm hành vi thu giữ thẻ căn cước công dân trái quy định của pháp luật. Nghị định số 144/2021 cũng quy định, phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng đối với hành vi chiếm đoạt, sử dụng chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy xác nhận số chứng minh nhân dân của người khác.
Điều 29 Luật Căn cước quy định về việc căn cước bị tạm giữ (tương tự Điều 28 Luật Căn cước công dân 2014) trong trường hợp sau:
- Người đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.
Như vậy khách hàng lưu trú tại nhà nghỉ khách sạn hoặc tới các cơ quan chỉ phải xuất trình căn cước, căn cước công dân cho nhân viên các cơ sở kiểm tra và ghi lại thông tin để khi xảy ra sự cố có thể dễ dàng nắm thông tin, chứ không có nghĩa vụ phải để lại giấy tờ tùy thân. Vì thế khách có thể từ chối việc làm này. Hành vi giữ căn cước, căn cước công dân của khách là sai lauajt và nếu bị khách khởi kiện thì có thể bị phạt.
Tác giả: An Nhiên
-
Năm 2025: Công dân đi nghĩa vụ quân sự khi xuất ngũ được trợ cấp bao nhiêu tiền?
-
Người dân không đăng ký đất đai có bị phạt đến mức 10 triệu?
-
Từ nay tới 31/12/2024 không còn sổ đỏ hộ gia đình: Sổ đỏ trước đó có phải đi cấp đổi lại?
-
Sang năm 2025, công dân sinh năm nào hết tuổi đi nghĩa vụ quân sự?
-
Bắt đầu từ 1/1/2025: 8 trường hợp giấy phép lái xe không có giá trị sử dụng