Theo Vietnamnet, tính đến trưa ngày 10/12, đã có khoảng 30 người đăng ký trực tiếp tại Học viện Quân y. Giai đoạn 1 này sẽ có khoảng 60 tình nguyện viên, giai đoạn 2 cần 400- 600 người, giai đoạn 3 cần 1.500- 3.000 và sau đó sẽ lên 10.000 người.
Chia sẻ trên báo Lao động, nữ sinh N.M (20 tuổi, ở Ninh Bình), một trong số các tình nguyện viên cho hay, mực đích đăng ký thử nghiệm lâm sàng vaccine là mong sớm có thể đưa ra loại vaccine phòng Covid-19, nhằm nhanh chóng chấm dứt đại dịch này ở Việt Nam và thế giới.
Nữ tình nguyện viên cũng cho biết thêm, khi thông báo với gia đình về việc này, cô được mọi người hết sức ủng hộ. Thậm chí còn có thành viên mong muốn tham giả thử nghiệm cùng. "Nếu ai cũng lo sợ thì ai sẽ tham gia thử nghiệm? Việt Nam bao giờ mới có vaccine?", nữ tình nguyện viên khảng khái nói.
Một trường hợp nữa là chị Thu Thủy, 25 tuổi (Bắc Ninh) đang là học viên cao học y khoa và đang trực tiếp nghiên cứu về vaccine Covid-19. Vì thế, hơn ai hết, chị rất muốn được thử nghiệm tiêm vaccine trực tiếp.
Theo chị Thủy, khi tiêm vaccine luôn có tỉ lệ rủi ro, nên bản thân vẫn có những lo lắng nhất định. Tuy nhiên, trong quá trình thử nghiệm, nhận thấy có vấn đề không ổn, gặp phản ứng phụ chị sẽ được chăm sóc sức khỏe đầu tiên hoặc có thể dừng bất cứ lúc nào, nên cũng an tâm.
Bạn V.H (20 tuổi, quê Hải Dương), hiện đang là sinh viên năm thứ 3 Học viện Quân y cũng đã đăng ký tham gia thử nghiệm vaccine lâm sàng. Với vai trò là một sinh viên trường y, H. tâm sự: "Vì thử nghiệm loại vaccine Covid-19 đầu tiên ở Việt Nam, nên bản thân em rất hồi hộp vì Covid-19 là đại dịch nguy hiểm trên thế giới, nhưng khi Việt Nam sản xuất và thử nghiệm vaccine, em muốn mình góp phần nhỏ bé để sớm đưa vaccine ra cộng đồng".
Nhằm giải đáp thắc mắc xung quanh vaccine này, ông Đỗ Minh Sỹ, Giám đốc Nghiên cứu phát triển của công ty sản xuất vaccine cho biết công nghệ tái tổ hợp cho vaccine ngừa Covid-19 vốn đã được sử dụng cho nhiều sản phẩm trong 10 năm nay, khá an toàn so với những công nghệ khác.
Để chuẩn bị cho những tình huống biến cố, trường hợp xấu ảnh hưởng tính mạng,... Học viện Quân y đã chuẩn bị sẵn giường bệnh, ekip cấp cứu từ Bệnh viện Quân y 103, Bệnh viện Bỏng Quốc gia. Bên cạnh đó công ty cũng chuẩn bị sẵn 2 phương án xử trí sự cố:
Thứ nhất, công ty ký hợp đồng với hãng bảo hiểm, mua bảo hiểm cho tình nguyện viên với giá trị khoảng 20 tỷ đồng đề phòng tình huống xấu nhất.
Thứ hai, ký quỹ với ngân hàng để bồi thường cho tình nguyện viên thử nghiệm, nếu bảo hiểm không chi trả cho các sự cố.
Hiện Việt Nam là một trong 40 quốc gia thử nghiệm vaccine ngừa Covid-19.
Tác giả: Minh Tú
-
Ninh Dương Lan Ngọc 30 tuổi vẫn mê mẩn kiểu tóc và cách makeup khắc phục khuyết điểm mặt vuông
-
Muốn giảm cân chỉ cần làm 4 việc nhỏ sau khi thức dậy, ai cũng thực hiện được
-
Đi xét nghiệm dịch vụ phát hiện SARS-CoV-2 ở đâu là chuẩn nhất, mức phí bao nhiêu?
-
Showbiz 4/4: NSND Hồng Vân kể chuyện mơ thấy Mai Phương khóc thảm thiết, Thu Quỳnh lộ bằng chứng đã tái hôn
-
Trung Quốc tổ chức quốc tang tưởng niệm các nạn nhân Covid-19