Những ai vẫn giữ CMND dù đã có CCCD gắn chíp: Nhớ rõ 3 điều quan trọng này nếu không muốn gặp rắc rối

( PHUNUTODAY ) - Khi người dân đã nhận được CCCD gắn chip, đồng nghĩa CMND không còn giá trị sử dụng. Chính vì vậy, bạn nên sử dụng CCCD gắn chip để tránh những rắc rối về sau.

Hiện nay, cơ quan công an không thu hồi CMND/CCCD mà người dân đang sử dụng để dùng trong thời gian chờ đợi cấp CCCD gắn chip. Tuy nhiên, khi người dân đã nhận được CCCD gắn chip, đồng nghĩa CMND không còn giá trị sử dụng. Chính vì vậy, bạn nên sử dụng CCCD gắn chip để tránh những rắc rối về sau.

Bị phạt tiền khi sử dụng song song CMND và CCCD gắn chip

Đại diện lãnh đạo Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC06) Công an TP.HCM cho biết, theo quy định tại Khoản 3, Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA sẽ thu lại CMND, thẻ CCCD đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ CMND sang thẻ CCCD, đổi thẻ CCCD. Đồng thời, Khoản 8, Điều 5 Thông tư 60/2021/TT-BCA cũng quy định, thu hồi CMND/CCCD cũ đối với trường hợp công dân làm thủ tục đổi từ CMND sang thẻ CCCD, đổi thẻ CCCD.

Trước đây, khi làm CCCD, chỉ trường hợp CMND bị hỏng, bong tróc, không rõ nét (ảnh, số CMND và chữ) thì mới bị thu hồi. Còn khi trả thẻ CCCD đã hoàn thành cho người dân, cán bộ tiếp nhận hồ sơ đề nghị công dân nộp giấy hẹn trả thẻ CCCD cùng với CMND và tiến hành cắt góc phía trên bên phải mặt trước của CMND đó, mỗi cạnh góc vuông là 2 cm, ghi vào hồ sơ và trả CMND đã được cắt góc cho người đến nhận thẻ CCCD.

Tuy nhiên, hiện nay khi công dân làm thủ tục chuyển từ CMND sang CCCD sẽ không bị thu hồi CMND cũ. Chính vì thế nhiều người hiện naysử dụng song song cả CMND và CCCD gắn chip mới sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi bản thân.

Đại diện lãnh đạo PC06 cho hay: "CMND không còn giá trị sử dụng khi người dân đã nhận được thẻ CCCD gắn chip". Do đó, người dân nên sử dụng CCCD gắn chip cho các giao dịch để để tránh trường hợp sau này phải thực hiện các thủ tục thay đổi thông tin thành số CCCD và cũng tránh những rắc rối về sau.

Không những thế, người dân có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng do không thực hiện đúng quy định về cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021.

Quyền và lợi ích bị ảnh hưởng, dễ bị giả mạo giấy tờ

Khi ký kết các loại Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, giao dịch mua bán... người dân sử dụng CMND cũ (không còn giá trị sử dụng, thay vì dùng CCCD gắn chip đã được cấp) thì sau này nếu xảy ra tranh chấp, bên tranh chấp sẽ lấy lý do "CNMD hết hạn, không có giá trị chứng minh nhân thân trong giao dịch" để đề nghị cơ quan thẩm quyền tuyên giao dịch vô hiệu, thậm chí còn yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Một trường hợp khác là khi giấy tờ này rơi vào tay người ngoài, hoặc chỉ cần họ có được thông tin CMND, CCCD cũ của bạn thì có thể dễ dàng làm giả để sử dụng vào mục đích lừa đảo, vay tiền...

Ngoài ra, việc sử dụng CMND, CCCD cũ để khai báo, đăng ký làm các thủ tục hành chính công dễ dẫn đến thông tin không trùng khớp (giữa CNMD cũ và CCCD gắn chip mới) nên có thể gây khó khăn cho người dân trong việc cập nhật thông tin về sau.

Người dân cần làm các việc sau khi được cấp CCCD gắn chip

+ Sửa đổi thông tin trên Hộ chiếu

+ Báo số Căn cước công dân mới cho Bảo hiểm xã hội

+ Thay đổi thông tin đăng ký thuế

+ Sửa đổi thông tin trên Sổ đỏ

+ Cập nhật số Căn cước công dân mới với Ngân hàng

+ Thông báo cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp

Tác giả: Vũ Thêm