Những hoàng đế, hoàng hậu có lỗi sống “trụy lạc” nhất TQ

( PHUNUTODAY ) - Dù là bậc cửu ngũ chí tôn nhưng những vị vua này lại có những “sở thích” đặc biết về “tình ái” khiến cho kẻ bỏ mạng, người bị lịch sử lên án.

Nhắc tới những triều đại Trung Hoa, ít nhiều người ta hay nhắc đến những mỹ nhân. Tuy nhiên, trong số đó có nhiều người lại nổi tiếng với "tình sử dâm loạn" không mấy làm oanh liệt của mình. Không ít những cái tên nổi tiếng như Võ Tắc Thiên, Hà Tịnh Anh, Triệu Cơ...được nhắc tới trong bảng phong thần trụy lạc.

Lưu Trường - Ông vua triều Hán nghiện thị dâm

Trong số các hoàng đế Trung Hoa, rất nhiều người có những tật chứng nghiện quái dị. Một trong những người đó là Lưu Trường, ông vua nhà Nam Hán thời kỳ Ngũ Đại.

Lưu Trường có nhiều tật chứng kỳ quái. Những người trong cung, tất cả đều bị đem thiến, chính vì vậy nhà Nam Hán hồi đó hầu như là vương quốc của Thái giám. Ông ta rất háo dâm, rất thích giao cấu với người nước ngoài.

Lưu Trường 

Một lần, ra phố ông ta nhìn thấy một phụ nữ người Ba Tư (Iran ngày nay), thấy thích bèn cho đưa vào cung. Người này phốp pháp, dâm đãng, lại giỏi thuật phòng the nên rất được ông ta sủng ái, đặt cho cái tên yêu là “Mi Chư” (Con lợn đáng yêu).

Mi Chư còn cho tìm 9 phụ nữ dâm đãng khác trong cung để cùng vua vui vầy, nhóm này được gọi là “Thập mi nữ”. Lưu Trường tính tình tàn bạo, ông ta còn có một thói nghiện khác người nữa là thích xem người khác giao cấu mà càng nhiều người càng tốt.

Ông ta còn cho gọi nhiều kẻ vô lại ngoài xã hội vào cung, cởi bỏ quần áo và cho họ giao cấu với các cung nữ để... xem.

Trong khi những người kia loạn dục, Dương Quảng và Mi Chư ôm nhau cùng xem để lấy hứng.

Nếu sau cuộc mây mưa, người đàn ông nào “thắng” sẽ được trọng thưởng, còn nếu ai thua trước thì  sẽ lãnh hậu quả nghiêm trọng: Dương Quảng mắng anh ta là “đồ vô dụng” và cho người lôi đi thiến ngay, đó là hình phạt nhẹ, còn nếu ông ta nổi giận thì sẽ cho lôi đi thiêu hoặc làm mồi cho đàn hổ báo nuôi trong cung.

Liêu Thiên Tộ Đế (1075-1128)

Là vị hoàng đế thứ 9 và cuối cùng của nhà Liêu, cai trị từ năm 1101 - 1125. Vị hoàng đế này đắm chìm trong các thú vui như săn bắn, câu cá, chơi polo...

Do đó, Liêu Thiên Tộ Đế đã giao phần lớn trọng trách điều hành chính trị cho anh trai của hoàng hậu là Xiao Fengxian. Ông cũng là vị vua nổi tiếng có lối sống xa hoa, đồi trụy.

 Liêu Thiên Tộ Đế

Chính vì vậy, Liêu Thiên Tộ Đế đã để xảy ra các cuộc xung đột chính trị, bạo loạn cũng như khiến bộ tộc Nữ Chân tấn công. Năm 1124, ông bị bắt và giết chết năm 1128. Thi thể của ông bị những con ngựa giày xéo.

Thái hậu Triệu Cơ - tư thông với chồng cũ, qua lại với thái giám giả

Chuyện ngoại tình của Triệu Cơ trở thành câu chuyện có nhiều tranh cãi trong suốt nhiều thế kỷ qua bởi những ẩn khuất chưa tìm được lời giải. Điều này được đưa ra bàn luận nhiều 1 phần vì liên quan tới huyết thống của vị Hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Quốc Tần Thủy Hoàng.

Triệu Cơ được biết đến với tư cách là một kỹ nữ xinh đẹp tại thành Hàm Đan, nước Triệu được Lã Bất Vi chuộc về làm thiếp.

Thời kỳ đó, Từ Sở đang làm con tin tại nước Triệu được Lã Bất Vi cứu giúp và trở thành người thừa tự của An Quốc Quân. Từ Sở có cơ hội gặp Triệu Cơ và mê mẩn vẻ đẹp của Triệu Cơ. Lã Bất Vi đã nhanh chóng "cống" thiếp của mình cho Tử Sở. Sau đó ít lâu, Triệu Cơ sinh hạ Doanh Chính. Nhiều người nghi ngờ rằng Doanh Chính mà sau này là vị Hoàng đế nổi tiếng Tần Thủy Hoàng.

Sau này khi Tử Sở lên ngôi vua nước Tần, Triệu Cơ nghiễm nhiên trở thành hoàng hậu. Sau 3 năm lên ngôi vua, Tử Sở vì bạo bệnh mà chết, Doanh Chính kế nghiệp cha khi mới 13 tuổi, vì thế việc triều chính chủ yếu nhờ vào Lã Bất Vi.

Chồng chết trong khi vẫn còn son trẻ, để thỏa mãn cho nhu cầu của mình, Triệu Cơ đã qua lại với Lã Bất Vi.

Thái hậu Triệu Cơ 

Không thể mãi giấu diếm Doanh Chính khi vị vua trẻ ngày càng trở nên uy quyền cũng như độ tuổi không còn sung sức nên Lã Bất Vi đã nghĩ tới tìm kẻ thế chân cho mình. Hắn đã tìm Lao Ái, một người đàn ông tinh lực dồi dào để cống cho Triệu Cơ với tư cách là một thái giám.

Từ đó trở đi, Triệu Cơ và Lao Ái sa vào cuộc tình cuồng loạn và sau đó Thái Hậu nước Tần sinh 2 cậu con trai với tên thái giảm giả này.

Sau này vụ việc bị Tần Thủy Hoàng phát hiện, niệm tình mẫu tử Triệu Cơ được tha chết nhưng bị nhốt trong cấm cung. Lao Ái bị tru di ba họ. Còn Lã Bất vi cũng bị ép chết không lâu sau đó.

Mất ngôi, bỏ mạng vì lối sống trác táng

Tuy bị hậu thế chê cười nhưng Hán Thành Đế vẫn được giới đàn ông ghen tị vì được sở hữu hai trong những đại mỹ nhân nổi tiếng nhất Trung Quốc, đó là Triệu Phi Yến và Triệu Hợp Đức. Phi Yến và Hợp Đức vừa có nhan sắc tuyệt mỹ vừa có nhu cầu ghê gớm về tình dục. “Phục vụ” được hai mỹ nhân này đã bở hơi tai, vị vua hiếu dâm Hán Thành đế vẫn muốn ngự hạnh nhiều phi tần khác nên không thể tránh khỏi lao lực. Sức người có hạn trong khi dục vọng vô biên, vị hoàng đế này tất yếu phải cầu viện các loại thuốc tráng dương. Những loại thuốc này giúp ông ngày đêm gom sức tàn để đốt trong các cuộc hành lạc. Thế nên ở tuổi tráng niên mà Hán Thành đế đã thân tàn ma dại, xác xơ, kiệt quệ. Năm 45 tuổi, Hán Thành đế đã đột tử ngay trong cuộc mây mưa với Triệu Hợp Đức. Để có sức “lâm hạnh” Triệu mỹ nhân, nhà vua phải uống loại thuốc trợ dương có tên là thận tức cao. Lẽ ra mỗi lần chỉ được dùng một viên nhưng hôm đó, nhà vua dùng đến 7 viên liền nên mới chết vì quá liều.

Tác giả: Nguyễn Thị Thu Trang