1. Đừng nói quá nhiều, bởi họa hay phúc đều từ miệng mà ra. Nói quá nhiều, không suy nghĩ, ắt sẽ lỡ lời, trở thành trò cười cho thiên hạ. Bởi vậy người ta mới có câu: “Nói dai, nói dài thành nói dại”.
2. Nói chuyện phải biết cân nhắc nặng nẹ, đừng ăn nói lung tung, thông tin không rõ ràng. Bằng không, sẽ vô tình làm hại đến danh dự, sự nghiệp và cuộc đời của người khác.
3. Người không biết coi trọng lời nói của mình, sẽ bị người khác oán trách. Đừng dễ dàng hứa hẹn. Bởi không phải lúc nào bạn cũng có thể thực hiện được lời hứa, nếu không thể thực hiện được, bạn sẽ mất đi sự tín nhiệm.
4. Lời nói thẳng là tốt, nhưng nếu quá thẳng thừng, không biết trên dưới, sẽ chẳng khác nào “dội nước lạnh vào đầu người khác”. Nên nhớ, lời nói đẹp là chi phí thấp nhất để thu lợi. Biết biết dùng lời hay là người khôn ngoan nhất.
5. Trách mắng người khác đừng quá cay nghiệt, hãy giữ lại 3 phần danh dự cho người khác và 7 phần độ lượng cho bản thân.
6. Đừng nên chủ quan đánh giá học thức của người khác, tri thức vốn bao la như đại dương, so với rất nhiều người khác, bạn cũng chẳng là gì.
7. Lời nói khoa trương chỉ càng khiến bạn bị khinh rẻ, xem thường. Bởi suy cho cùng, bạn cũng chỉ là một kiếp người nhỏ bé trong vũ trụ vô tận, mênh mông.
8. Lời nói xàm ngôn, vô ích nhất là trong lúc tức giận. Bởi lúc này, bạn không còn giữ được trí tuệ của mình nữa.
9. Đừng nên phán xét quá trình của người khác, kết quả mới nói lên tất cả.
Tác giả: Xuân Quỳnh
-
Những điều phụ nữ tuổi 30 không được phép thiếu: Hãy xem bạn đã có được bao nhiêu?
-
Đàn ông dù ra ngoài 'hô mưa gọi gió' nhưng có 4 thứ họ vô cùng sợ mất mà không dám nói với vợ
-
Đàn ông vô tâm sẽ không bao giờ biết quý trọng những hi sinh của vợ
-
Muốn cuộc đời vừa an vừa nhàn, hãy tập cách vứt bỏ, nhất là buông kẻ không xứng đáng
-
Nếu bạn không thể kiếm ra tiền, đồng nghĩa bạn đang có lỗi với cuộc đời mình