Nói đến gián ai cũng nghĩ đến một loại côn trùng bẩn thỉu gây nên nhiều bất lợi trong cuộc sống cũng như sức khoẻ con người. Ở Việt Nam, hiện nay xuất hiện nghề lạ được nhiều người quan tâm đó chính là nuôi gián mang về thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi tháng.
Nuôi loài độc lạ, tưởng bẩn thỉu nhưng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, tháng thu về chục triệu đồng
Gián dubia, một loài gián có xuất xứ từ Nam Mỹ, được nhiều người nuôi với mục đích tạo ra nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cho các loài bò sát, cá cảnh. Một cân gián dubia có thể lên tới 4 triệu đồng.
Bắt đầu từ năm 2016, gián Dubia được các bạn trẻ tại Việt Nam biết đến và nuôi như một loài thú cảnh độc lạ. Mỗi “vườn” gián thường chứa khoảng 50 đến 60 cặp, giá trị kinh tế thời điểm đó có thể từ 3.000.000 - 4.000.000 đồng/kg.
Một trong những người tiếp cận loài gián này đầu tiên đó chính là anh Hoàn (một người chăm sóc thú cưng tại TP HCM). Anh đã bắt đầu mua lại một số cặp gián và tìm hiểu loài côn trùng kỳ lạ này. Thời gian ban đầu, vì các kiến thức còn hạn hẹp và tại Việt Nam không phổ biến hay có quá nhiều tài liệu, anh Hoàn không ít lần gặp phải thất bại. Gián nuôi trong điều kiện không phù hợp khó sinh trưởng và chết dần. Không nản lòng, anh Hoàn tiếp tục tìm hiểu các tài liệu quốc tế và được biết, khác hoàn toàn với định kiến của nhiều người về gián, loài côn trùng có xuất xứ Nam Mỹ này không hề ưa sống trong môi trường bẩn hoặc ẩm thấp. Nhiệt độ trong phòng cần đảm bảo cho gián Dubia có thể sinh trưởng là từ 25 - 32 độ C. Thức ăn của chúng không phải các loại cám như trước đó người bán đã tư vấn cho anh Hoàn. Gián Dubia có thể ăn các loại trái cây hay vỏ trái cây còn chất xơ. Sau khi gián ăn xong, anh Hoàn phải dọn dẹp lại để nơi ở của gián không ẩm mốc tránh tình trạng gián chết dần.
Sau 6 năm, công việc nuôi gián của anh Hoàn cũng bắt đầu thuận lợi hơn. Các thùng gián của anh Hoàn bán tốt hơn, nhiều đơn đặt hàng từ tỉnh lân cận đổ về. Mặc dù không phải nguồn thu chính nhưng loài gián lạ này cũng đem về giá trị kinh tế cao cho anh.
“Trước kia, gián dubia còn hiếm và được giá cao. Một cặp có thể lên tới cả trăm ngàn. Mình bắt đầu nuôi có 35 cặp. Tuy nhiên, công việc nuôi gián này phải trải qua không biết bao nhiêu lần thất bại. Chính người bán còn chỉ mình sai thông tin nên gián chết nhiều, không sinh trưởng nổi. Vì vậy, các bạn nuôi cũng nên tìm hiểu thật kỹ và đừng nghĩ rằng gián nào cũng sống trong môi trường ẩm thấp như mọi người vẫn thường thấy. Hiện tại, giá của gián Dubia đã giảm nhiệt, mọi người có thể tìm hiểu và nuôi dễ hơn”, anh chia sẻ.
Hiệu quả từ việc nuôi loại côn trùng này cũng tạo ra thành công cho nhiều bạn trẻ. Anh Quang Khải (Người nuôi gián tại Tây Ninh) bắt đầu công việc này với tiền vốn 1.000.000 đồng, cho đến khoảng ba tháng, đàn gián đó đã nhân lên đến khoảng 6-7 kg và có giá trị cả chục triệu đồng. “Tuổi đời của con đực là 6 tháng, còn con cái là 1-2 năm. Loài gián này sinh sản rất nhiều, một lứa đẻ khoảng 20 - 30 con/tháng mà mỗi thùng từ 500 - 1.000 cặp. Loài này dễ nuôi, chi phí đầu tư không nhiều nên lợi nhuận cao”, anh Khải cho biết.
Theo chia sẻ của anh Khải, nguồn kinh phí để nuôi loài gián này gần như là miễn phí. Khoảng vài ngày anh Khải lại ra các quán sinh tố để xin vỏ cam, bã mía về cho gián ăn. Vì trong các loại hoa quả có sẵn nước nên người nuôi không cần đặt thêm nước trong hộp nuôi. Vì trong khoảng thời gian gần đây, nhiều người đã biết đến loài này hơn và một số bạn trẻ nuôi thú cưng là bò sát cũng cho ăn gián Dubia nên việc buôn bán cũng khá thuận lợi với anh Khải.
Những lưu ý quan trọng khi nuôi gián dubia
Theo những người nuôi gián, việc lau dọn và giữ thùng nuôi sạch sẽ không ẩm mốc là vô cùng quan trọng. Loài gián Dubia chỉ có thể sinh trưởng tốt trong thời tiết nóng ẩm. Gián chỉ ăn vào buổi tối nên không tốn nhiều thời gian chăm sóc. Tỉ lệ giữa gián đực và gián cái cũng phải cân đối và không chênh quá nhiều. Vì tuổi đời ngắn của gián đực nên người ta thường thả nhiều hơn để tăng khả năng phối giống.
Gián Dubia có các kích thước khác nhau. Gián bé từ 1 - 1,5 cm có giá lên đến 1.500.000 đồng/kg. Một con gián Dubia dài từ 35-40mm, thân hình mập, màu nâu đậm, có chỗ gần như màu đen. Gián Dubia có thể được nuôi trong bất kỳ loại hộp xốp, nhựa, đất nung,… chỉ cần đảm bảo gián được bao quanh một cách an toàn.
Không cho gián ăn những thực phẩm có lượng protein cao vì điều này không tốt cho gián. Chúng thích ăn rau củ có nửa ngọt như cà rốt, xoài, táo, bơ, chuối, rau diếp. Chúng có thể ăn bánh mì hay ngũ cốc không ngọt để bổ dung dưỡng chất đầy đủ cho cơ thể.
Đối với người mới nuôi lần đầu thì nên nuôi khoảng vài chục con trong một chiếc thùng xốp nhỏ. Ban đầu, mọi người có thể mua hoặc đi xin của những người đã nuôi quen những con gián trưởng thành hoặc gần lớn thì tuổi thọ sẽ lâu hơn và dễ nuôi hơn. Gián Dubia dần phổ biến hơn và trở thành loại thức ăn cho nhiều loại động vật khác thay vì chỉ nuôi làm cảnh.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Lãi tới 40 tỷ đồng nhờ nuôi con đặc sản "nhiều người mê": Người nông dân đổi đời
-
Tổ Tiên nói: 'Vào nhà nhìn thấy 3 thứ này gia đình tan nát, khó làm giàu', đó là 3 thứ gì?
-
Mang cây dại về trồng người nông dân thu tiền tỷ "đếm lá tính tiền": Làm giàu nhanh chóng
-
Trong nhà nhìn thấy 3 thứ thì gia đình tan nát, khó bề làm giàu, nhà bạn có không?
-
4 con giáp nữ siêu phát tài: May mắn ngập tràn, phước lộc tự tìm đến