Ông bà dặn tâm linh đừng đùa, chọn gà cúng thắp hương phải nhớ điều này kẻo đại kỵ

( PHUNUTODAY ) - Gà cúng là cúng phẩm phổ biến trong tâm linh thờ cúng của người Việt thế nhưng không phải ai cũng biết cách chọn gà cúng.

Gà cúng khi nào là gà trống khi nào là gà mái? 

Thông thường người Việt ưu tiên gà trống cúng. Từ xưa ông bà đã dặn gà cúng nên chọn gà trống tơ, trống thiến không đạp mái để thể hiện sự thanh sạch trong đồ cúng. Hơn nữa gà trống kết nối thần linh qua tiếng gáy. Trong quan niệm ảnh hưởng của tư tưởng trọng nam khinh nữ thì gà cúng là gà mái sẽ không trang trọng như gà trống.

Tuy nhiên không phải lúc nào cũng là gà trống. Tâm linh phong thủy cho rằng khi cúng giao thừa nhất định là gà trống để gọi mặt trời lên. Nhưng một số dịp nên chọn gà mái với buồng trứng non biểu hiện tài lộc giàu có sung túc phát triển, đông con cháu. Nhất là dịp cúng cầu con cho gia đình hiếm muộn thì nên chọn gà mái.

Thông thường gà cúng là gà trống nhưng cũng có dịp nên ưu tiên gà mái

Gà cúng chặt miếng được không?

Ngày nay khi kinh tế dư giả người ta thường cúng cả con nên sẽ đặt cả con gà trên đĩa trông thẩm mỹ và như gà đang gáy. Hơn nữa đặt cả con hướng vào ban thờ tư thế gà chầu thể hiện sự tôn kính thần linh tổ tiên.

Tuy nhiên nếu đặt trong mâm cỗ cúng thì có thể chặt ra đĩa. Nhưng với một số gia đình giữ quan niệm xưa thì nên đặt cả con gà trống tư thế gà chầu, gà xếp cánh tiên.

Gà đặt quay ra hay quay vào bát hương?

Người xưa cho rằng gà đặt trên ban thờ thì phải quay hướng vào bát hương tư thế gà chầu mới thể hiện sự thành kính của gia chủ. Gà quay ra trông đẹp nhưng đó là không hướng về tổ tiên thần linh. Theo quan niệm phong thủy thì gà nên đặt quay vào ban thờ, nghĩa là con gà biết kêu, biết gáy, đang chầu, thể hiện sự tôn kính thần linh, gia tiên. Trong khi gà quay ra tức là gà không chịu chầu, thể hiện sự bất kính, ngang ngược. Việc quay ra nhìn thẩm mỹ sẽ đẹp hơn nhưng xét về tâm linh, chúng ta đặt gà lên thờ là dâng lễ, thì phải hướng về tổ tiên thần linh, chứ quay ra đẹp cho người còn sống thì đâu có ý nghĩa.

Ông bà tổ tiên chọn gà trống cúng để dùng tiếng gáy của gà kết nối thần linh nên gà phải quay vào bát hương. Nếu đặt gà quay ra thì không còn đảm bảo ý nghĩa kết nối nữa. 

Tuy nhiên khi cúng giao thừa ngoài trời thì chú ý gà quay vào bát hương nhưng đồng thời hướng về phía mặt trời mọc.

Gà cúng nên để nguyên con hay chặt miếng?

Chọn gà cúng nên chú ý

Gà cúng khi chọn nên chọn kích thước vừa phải không quá to không quá nhỏ. Không chọn gà non nhưng không chọn gà quá già.

Khi chọn gà còn sống chú ý chọn gà lông mượt, mỏ không bị chảy nước, mào đỏ tươi đó là gà ngon.

Khi làm gà để luộc dùng cúng không nên cắt rời chân và nên uốn chân vào trong và mổ moi tránh mổ phanh để vừa thẩm mỹ vừa thể hiện sự thành kính. Ngày nay đã có dịch vụ mổ gà chuyên nghiệp và cột thắt thành gà cánh tiên nên nhiều người không còn phải lo lắng về điều này nữa.

Gà cúng khi luộc nhớ luộc nồi rộng, ngập nước, đun sôi nước, thả gà vào và đun sôi lại rồi để lửa liu riu. Điều đó giúp cho gà không bị rách ra, gà đẹp không loang màu.

Khi làm thịt gà cúng thì nên để lại cả bộ nội tạng trong đĩa cúng, tránh thiếu xót. 

Gà cúng nên cho ngậm hoa hồng thể hiện sự may mắn tài lộc. Tránh chọn những loại hoa dại, hoa không mang ý nghĩa tốt lành đặt vào gà cúng.

*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm.

Tác giả: An Nhiên