Chiêu Vũ Đế Lưu Thông là ông vua nhà Hán Triệu. Theo luật lệ của người Hung Nô, khi người cha chết, các bà vợ của cha đều thành mẹ của con trai. Nhưng sau khi nối ngôi, để có thể chiếm đoạt những phi tần của cha mình, Lưu Thông cho sửa luật thành: "Khi cha chết thì vợ cha thành vợ con".
Lưu Thông tên tự Huyền Minh (玄明), nhất danh Tải (載), người Hung Nô, gọi theo thụy hiệu là Hán (Triệu) Chiêu Vũ Đế (漢(趙)昭武帝), là hoàng đế thứ ba của nhà Hán thời Thập Lục Quốc. Trong thời kỳ chấp chính, ông trước sau phái binh công phá Lạc Dương và Trường An, bắt giữ rồi sát hại Tấn Mẫn Đế và Tấn Hoài Đế, hủy diệt chính quyền Tây Tấn, đồng thời mở mang cương thổ. Về chính trị, ông sáng kiến thể chế chính trị Hồ, Hán phân trị. Tuy nhiên, ông cũng lạm sát, lại sủng tín bọn hoạn quan và Cận Chuẩn, thậm chí vào cuối thời gian tại vị ông còn bỏ bê triều chính, chỉ quan tâm đến tình sắc hưởng lạc. Ông còn lập ba hoàng hậu cùng một lúc.
Thời ông trị vì, cả bản thân ông và Hán Triệu thể hiện thế lực lớn mạnh, Hán Triệu từ một nước nhỏ cát cứ tại nam bộ Sơn Tây đã kiểm soát toàn bộ Sơn Tây, Thiểm Tây, đông bộ Cam Túc và một phần đáng kể Sơn Đông, Hà Bắc và Hà Nam, mặc dù vậy, phần phía đông của đế quốc nằm dưới quyền quản lý của tướng Thạch Lặc và có thể coi là chỉ thuộc Hán trên danh nghĩa. Hán Triệu sau này sẽ không bao giờ có thể đạt được sự lớn mạnh như vậy.
Bất chấp sự phản đối của các đại thần, vị vua này mặc sức hành lạc với những người mẹ kế xinh đẹp của mình.
Một lần, Lưu Thông đến nhà Lưu Diệu, em con chú và cũng là quan trong triều. Lưu Thông nhìn thấy hai người con của Diệu là Lưu Anh, Lưu Nga nhan sắc tuyệt trần, liền hạ lệnh bắt đưa hai cô cháu này nhập cung, dù Lưu Diệu hết lẽ can ngăn. Để hợp thức hóa, ngày hôm sau Lưu Thông đã cho sửa luật cấm lấy người trong họ của người Hung Nô thành "người trong gia tộc có thể lấy nhau".
Sau đó, cũng dựa vào "quy định" này, Lưu Thông còn đưa cả bốn đứa cháu gái của Diệu vào cung.
Theo vai vế, bốn cô này phải gọi Lưu Thông bằng ông bác. Vì thế, Lưu Thông nổi danh trong sử sách về chuyện ba thế hệ cùng chung giường với vua. Thậm chí, sau đó, Lưu Thông còn phong cho Lưu Anh, con gái của Lưu Diệu, cũng tức là cháu gái của mình làm Hoàng hậu bất chấp sự ngăn cản của các đại thần.
Hậu phi của ông gồm:
Vũ Nguyên hoàng hậu Hô Diên thị (lập 310, mất 312), mẹ của Lưu Xán
Vũ Hiếu hoàng hậu Trương Huy Quang (lập và mất năm 313)
Vũ Tuyên hoàng hậu Lưu Nga (lập 313, mất 314)
Tả quý tần Lưu Anh xinh đẹp tuyệt trần, về sau được sắc phong hoàng hậu.
Nhiều hoàng hậu sau khi Lưu Nga qua đời:
Thượng hoàng hậu Cận Nguyệt Quang (靳月光), con gái của Cận Chuẩn (lập và tự sát năm 315)
Lưu Tả hoàng hậu, (lập 315)
Hữu hoàng hậu Cận Nguyệt Hoa (靳月華), con gái của Cận Chuẩn (lập 315)
Phàn Thượng hoàng hậu (lập 316)
Vương Tả hoàng hậu (lập 318), con gái nuôi của Vương Thẩm (王沈)
Tuyên Trung hoàng hậu (lập 318), con gái nuôi của Tuyên Hoài (宣懷)
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Trang
-
Con giáp nào luôn nghĩ mình là trung tâm của vũ trụ, mình luôn là nhất?
-
Thái hậu cả gan gi.ết hại hoàng đế để thỏa sức ‘hưởng lạc’
-
Nhìn hoa tay là biết có tướng quý nhân phù trợ, sự nghiệp thăng tiến dễ dàng hay không
-
Lời sấm truyền khủng khiếp của Nostradamus về vận mệnh sắp tới của thế giới?
-
Chuyện lạ: Cặp rắn Thần màu đen thích nghe tụng kinh