1. Lưu ý khi chạy xe tay côn vào mùa mưa và khi xe ngập nước
Đối với xe côn tay: Chạy số thấp nhất có thể và đều ga nhưng bạn đừng bao giờ nhả hết côn trong những đoạn đường ngập lụt. Nếu bạn muốn tăng hay giảm tốc độ nên thay đổi mức điểu chỉnh của thắng tay và thắng chân thay vì tăng giảm ga, xe bạn sẽ vượt qua được khu vực ngập ngay thôi. Tránh các khu vực hút gió như giữa các khu nhà cao tầng đồng thời tránh xa các cây to đề phòng bật gốc.
Nếu xe chết máy, không nên cố khởi động ngay mà tìm chỗ có độ dốc lớn, để cho nước trong ống xả thoát ra ngoài. Sau đó tháo đầu cắm nối với bugi vẩy sạch nước và thổi cho nước ở đầu bugi ra hết. Lắp lại, kéo le gió và đề xe hoặc khởi động bằng cần khởi động. Xe nổ máy đừng vội vào số mà từ từ tăng ga để thổi bớt nước đọng trong ống xả và làm nóng máy. Nhưng đó chỉ là giải pháp tạm thời giúp xe của bạn tiếp tục hoạt động được. Bạn nên đi bảo dưỡng xe và tốt nhất là thay dầu máy luôn ngay khi có thể.
Cách đơn giản để xe có thể khởi động là rút dây lau khô đầu bugi, xả hết nước trong ống pô. Khi nổ máy cần ga mạnh để loại bỏ nước và hơi nước trong buồng đốt. Tuy nhiên lau chùi bugi chỉ là biện pháp tạm thời. Để đảm bảo an toàn, ngay sau đó xe cần được thay dầu động cơ bởi một khi bị lẫn nước, dầu sẽ giảm độ nhớt khiến các chi tiết trong máy không được bôi trơn tốt và gây ra bào mòn cơ học. Không chỉ vậy trong môi trường nhiệt độ cao như động cơ, nước còn có thể gây ô xi hóa dầu nhớt khiến cho các chi tiết bị bào mòn hóa học.
2. Xử lý xe tay côn chết máy do ngập nước
Có nên nổ máy hay đề máy?: Dắt xe máy qua vùng bị ngập đến nơi khô ráo hơn. Khi xe máy bị ngập nước và chết đột ngột, nếu nổ máy 1,2 lần không được thì bạn không nên cố đề xe máy hay cố nổ máy vì điều này sẽ làm cho sự việc càng thêm nghiêm trọng.
- Bu-gi: Sử dụng công cụ tháo bu-gi ra lau thật khô rồi lắp trở lại, thường được các hãng xe trang bị sẵn khi mua xe máy mới
- Xăng xe: Khóa xăng và xả cho hết số xăng cũ còn đọng lại trong bộ chế hòa khí. Sau đó mở xăng và khởi động máy.
- Dầu máy: Để xử lí xe máy chết máy do ngập nước thì bạn phải xả toàn bộ dầu trong khoang máy. Làm sạch và thay dầu mới sau khi vệ sinh khoang máy.
- Hệ thống điện: Sử dụng các thiết bị chuyên dụng để sấy khô và vệ sinh sạch các đầu mối điện trong hệ thống điện để tránh ăn mòn, bị oxy hóa và chập điện.
- Đối với phanh xe: Cần làm khô hệ thống phanh xe để khi sử dụng phanh không bị kêu và không bị ăn mòn.
Trường hợp xe ngập sâu và ngâm lâu dưới nước, tuyệt đối không nên ép động cơ khởi động để tránh trường hợp gãy piston, hỏng hệ thống điện do chập mạch. Hoặc động cơ hư hại do không còn dầu bôi trơn đúng chuẩn. Sau đó đưa đến các điểm sửa xe để khắc phục.
Dầu bôi trơn xe máy hòa tan cùng nước thường có màu cà phê sữa. Việc đầu tiên là hút hết dầu trong bình chứa, dùng vòi phun áp suất ép hỗn hợp nước-dầu ra ngoài. Thực hiện tương tự với ống pô xe máy.
Tiến hành tháo rời động cơ để vệ sinh các bộ phận bằng xăng hoặc dung dịch chuyên dụng. Khởi động xe bằng dầu bôi trơn đã qua sử dụng để hòa tan lượng nước còn tồn đọng trong bình. Thực hiện khoảng 2-3 lần để loại bỏ hoàn toàn nước. Những bộ phận bị ngập nặng dưới nước như bugi, lọc gió thường phải thay mới.
Đặc biệt xe máy sử dụng công nghệ phun xăng điện tử, súc rửa kim phun cần được tiến hành để tránh hỏng hóc về sau do tạp chất tích tụ trước đó và sau khi nước xâm nhập vào động cơ. Sau đó kiểm tra hệ thống điện như bộ phận đề, đèn chiếu sáng để xử lý tiếp.
Tác giả: Nguyễn Ái
-
Vụ cháu bé hơn 1 tuổi nghi bị "bồ của cha hờ" hành hạ dã man: Cộng đồng mạng phẫn nộ tột độ
-
Trận lũ quét kinh hoàng ở Sơn La, Yên Bái: Xót lòng con số 31 người thương vong...
-
Nóng: Bão số 3 suy yếu, bão số 4 giật cấp 10 hướng thẳng Thanh Hóa - Quảng Bình
-
Dự báo thời tiết 29/6: Mưa lớn diện rộng, tăng cấp cảnh báo lũ quét
-
Những nỗi ám ảnh kinh hoàng của người dân huyện nghèo Mù Cang Chải sau trận lũ ống lịch sử