‘Tướng tùy tâm sinh’ – Câu nói quen thuộc này bắt nguồn từ đâu?
Có lẽ với nhiều người, “Tướng tùy tâm sinh” – câu nói ấy đã rất đỗi quen thuộc. Đây là một câu thuật ngữ thường dùng trong Phật giáo, nhưng lại vốn bắt nguồn sớm nhất từ Quỷ Cốc Tử thời Xuân Thu, tức từ 4 câu thơ:
“Hữu tâm vô tướng, Tướng tùy tâm sinh; Hữu tướng vô tâm, Tướng tùy tâm diệt”
Tạm hiểu là: Có tâm không có tướng, thì tướng sẽ sinh ra theo tâm; Có tướng không có tâm, thì tướng sẽ bị mất đi theo tâm. Tướng mạo, thần thái hung cát của một người biểu hiện ra bên ngoài, thì có thể thay đổi tùy theo chuyển biến tâm niệm của người đó. Đây cũng là 4 câu thơ mà những ai vốn am hiểu về thuật tướng số ắt sẽ thuộc làu.
Và cũng không phải ngẫu nhiên mà quan điểm này đã được rất nhiều thầy tướng số thời cổ đại khẳng định. Ví như trong “Tâm tướng thiên” của Trần Đoàn thời đầu nhà Tống có viết: “Có tâm không có tướng, thì tướng sẽ theo tâm mà sinh ra … Câu này tuy đơn giản, nhưng thực sự đã đi vào đến sự huyền diệu của luân thường cương lĩnh” (“Hữu tâm vô tướng, tướng trục tâm sinh … tư ngôn tuy giản, thực nhập luân thường cương lĩnh chi diệu”).
Trần Đoàn cũng căn cứ vào đó mà đưa ra học thuyết “Vị quan hình mạo, tiên tướng tâm điền”. Ý rằng chưa cần quan sát hình hài, mặt mũi, hãy quan sát tâm tính trước đã.
Trần Chiêu đời Thanh cũng giảng trong “Tướng lý hoành chân” rằng: “Tướng có thể thay đổi, tâm hướng thế nào, thì tướng cũng theo đó mà thay đổi theo…” (“Tướng hữu cánh biến, tâm chi sở hướng, nhi tướng tòng chi dĩ biến…”).
Thay đổi tâm để thành người có dung mạo thu hút hấp dẫn
Có một vị nữ thí chủ, gia đình rất giàu có và vẻ đẹp bên ngoài, đều không người nào có thể vượt hơn cô, nhưng tính hơi kiêu căng ngạo mạn nên cô hay buồn khổ ít được vui và không có bạn.Một hôm, cô đi đến chỗ Thiền Sư Vô Đức xin lời chỉ dạy, làm sao để có thể hấp dẫn, giành được sự yêu mến của người khác.
Thiền Sư Vô Đức nói:
– Cô có thể tùy lúc tùy nơi hợp tác với mọi người, đồng thời trong lòng có đủ tâm từ bi hỷ xả giống như Phật, tập nói một ít lời thiền, nghe một vài âm thanh thiền, ứng dụng một chút tâm thiền, cô sẽ có thể trở thành người có sức hấp dẫn.
Nữ thí chủ sau khi nghe xong nói:
– Làm sao con nói được lời thiền?
Thiền Sư Vô Đức:
– Lời thiền, chính là nói lời hoan hỷ, nói lời chân thật, nói lời khiêm nhường, lời nói có ích cho mọi người.
Nữ thí chủ lại hỏi:
– Làm sao con nghe được âm thanh thiền?
Thiền Sư Vô Đức:
– Âm thanh thiền chính là chuyển hóa tất cả âm thanh biến thành âm thanh vi diệu, ngay tiếng mắng chửi nguyền rũa chuyển thành âm thanh yêu thương, ngay lời nói hủy báng chuyển thành âm thanh giúp đỡ; tiếng khóc, tiếng ồn, tiếng thô tục, tiếng ác khẩu, cô đều không lưu tâm, đó là âm thanh thiền.
Nữ thí chủ lại hỏi:
– Làm sao con thực hành việc thiền?
Thiền Sư Vô Đức nói:
– Việc thiền chính là thực hành bố thí cúng dường, từ thiện xã hội, phục vụ cứu vật phóng sanh, những việc làm hợp với Phật pháp.
Nữ thí chủ lại hỏi thêm:
– Làm sao con ứng dụng được tâm thiền?
Thiền Sư Vô Đức nói:
– Tâm thiền chính là tâm nhất như của tôi và cô, tâm phàm thánh không phân chia, tâm bao dung rộng lớn, tâm làm lợi ích cho tất cả mọi loài.
Nữ thí chủ sau khi nghe xong, dốc lòng sửa đổi tập khí kiêu căng ngạo mạn thuở xưa, ở trước mọi người không còn khoe khoang cảnh giàu sang của mình, lại chẳng tự kiêu về nhan sắc của mình, đối với mọi người luôn giữ gìn thái độ khiêm cung nhã nhặn từ ái, đối với quyến thuộc rất quan tâm chăm sóc. Không bao lâu, cô liền được mọi người khen ngợi là “có sức hấp dẫn dịu kỳ nhất”.
Tác giả: Minh Ngọc
-
Phật dạy: mỗi ngày bạn chỉ cần làm 1 điều này, càng làm nhiều phúc đức càng lớn
-
Đại gia không may mất sớm, vợ đem 19 tỷ thừa kế đi lấy anh lái xe của chồng - sự thật đáng ngẫm
-
Phần đời còn lại, muốn mỉm cười an nhiên, sống thanh thản thì phải gặp được 2 người này
-
Sống đơn giản, ít truy cầu, vạn sự tùy duyên thì hưởng phúc
-
Đàn ông ngoại tình nhất định sẽ sợ xanh mặt vì ‘kế hiểm’ này của vợ