Sống đơn giản, ít truy cầu, vạn sự tùy duyên thì hưởng phúc

10:29, Chủ nhật 06/01/2019

( PHUNUTODAY ) - Cuộc sống biết thế nào là đủ? Bạn thấy đủ thì là đủ thôi.

Binh sỹ động lòng trắc ẩn với chú nhện đốt mình, kết quả là…

Một binh sỹ sau khi bị quân địch đột kích đã trốn vào trong hang núi. Quân địch đuổi sát ngay phía sau, cậu ta nhanh chân trốn vào trong động và cầu Trời khấn Phật đừng để mình bị quân địch phát giác. Đột nhiên một cánh tay của cậu bị đốt đau nhói. Hóa ra là một con nhện.

Cậu định tiện tay vê nát nó, nhưng đột nhiên lại động lòng trắc ẩn bèn thả con nhện đi. Không ngờ chú nhện chui vào trong động lại thoăn thoắt dệt nên một cái mạng mới. Quân địch đuổi sát vào trong động nhìn thấy một cái mạng nhện vẫn còn nguyên vẹn, bèn đoán rằng trong động không có ai và kéo nhau rời đi.

Cảm ngộ:

Nhiều khi, giúp đỡ người khác cũng là đang giúp chính mình, bao dung với người khác lại là đang vun trồng cây uy đức cho mình về sau. Những câu nói như: “Có đức mặc sức mà ăn”, “Người lành trời dành phúc cho” tuy giản dị nhưng lại ẩn chứa nội hàm và trí tuệ sâu sắc của con người.

3542001

Nếu đánh mất chiếc đồng hồ, bạn sẽ làm thế nào?

Người cha đánh mất chiếc đồng hồ, ông lẩm bẩm trách mình và lật tung đồ đạc lên tìm kiếm. Nhưng vất vả cả nửa ngày ông cũng không tìm thấy. Đợi cha đi khỏi, cậu con trai lặng lẽ vào trong phòng. Chỉ một lát sau cậu bé đã tìm thấy chiếc đồng hồ. Cha tròn mắt ngạc nhiên kinh ngạc hỏi: “Làm thế nào mà con tìm được nhanh vậy?”. Cậu con trai nhỏ nhẹ nói: “Con ngồi yên lặng một lúc là có thể nghe được tiếng tích tắc, tích tắc. Con lần theo âm thanh đó là tìm thấy chiếc đồng hồ của cha thôi”.

Cảm ngộ:

Chúng ta càng lo lắng sốt ruột tìm kiếm lại càng không tìm được thứ mình cần. Chỉ khi bình tĩnh trở lạị, giữ được cái tâm tĩnh lặng thì trí huệ mới nảy sinh.

Lão hòa thượng trước và sau khi đắc Đạo

Một vị hành giả hỏi lão hòa thượng: “Trước khi đắc Đạo ngài làm gì?”.

Lão hòa thượng trả lời: “Chặt củi, gánh nước, nấu cơm”.

Vị hành giả lại hỏi: “Vậy sau khi đắc Đạo thì sao?”.

Lão hòa thượng nói: “Chặt củi, gánh nước, nấu cơm”.

Hành giả lại hỏi: “Như vậy nghĩa là đã đắc Đạo rồi sao?”.

Hòa thượng già trả lời: “Trước khi đắc Đạo, khi chặt củi thì ta nhớ đến gánh nước, khi gánh nước ta lại nhớ đến nấu cơm. Sau khi đắc Đạo, chặt củi là chặt củi, gánh nước là gánh nước, nấu cơm là nấu cơm thôi”.

a0971592b98ecb2db7d01dde8051fa2a

Cảm ngộ:

Đại đạo chí giản, tâm bình thường chính là Đạo. Con người hiện đại luôn hối hả không ngừng với những lịch trình bận rộn. Khi quá nhiều ước vọng theo đuổi, những thứ ngoài thân như vật chất, tình yêu thương của người khác sẽ chỉ khiến tâm bạn rối bời và mệt mỏi. Chỉ khi ham muốn ít đi, đặt trọn trái tim mình vào những việc đang làm, bạn mới có thể sống trọn vẹn để trải nghiệm và yêu thương cuộc sống.

Con người đôi khi chỉ xô bồ và lo lắng, phấn đấu cả một đời mà quên mất bản thân, chúng ta chỉ có thể làm một việc vào một thời điểm tuy vậy nhưng lại không dụng được tâm vào việc hiện tại, toàn lo nghĩ chuyên tương lai.

Biết đủ một chút, hạnh phúc sẽ đong đầy hơn một chút!

Làm người không nên quá khắt khe, làm việc không cần quá cầu hoàn mỹ, niềm vui không thể hưởng hết, đối nhân xử thế nên hiểu được chừng mực. Khoan dung đối với người khác chính là cho bản thân mình một phần linh động, một đường lùi.

Trong lòng không thiếu thốn thì gọi là “phú”, được người khác cần đến, thì gọi là “quý”. Vui mừng sảng khoái không phải là một loại tính cách mà là một loại năng lượng. Cách tháo gỡ phiền muộn tốt nhất chính là quên phiền muộn.

Tâm không loạn, không bị vây khốn bởi tình, không sợ tương lai, không nhớ nhung quá khứ. Đây là cách sống của bậc trí giả.

Đời người phải biết điểm dừng mới vui. Vui không thể vui hết mức bởi vì người xưa có câu: “Vui quá hóa buồn”. Ham muốn không thể phóng túng bởi vì phóng túng sẽ tạo thành tai họa.

Con người sở dĩ sống không vui, không hạnh phúc là có nguyên nhân bởi vì 3 thói quen chủ yếu sau đây:

1. Quen phóng đại hạnh phúc của người khác.

2. Quen phóng đại nỗi khổ của bản thân mình.

3. Quen mang nỗi khổ của bản thân mình ra so sánh với nỗi khổ của những người khác, đem khuyết điểm của mình ra so sánh với ưu điểm của người khác.

Điều đáng sợ nhất trên thế gian chính là đánh mất đi lý trí của bản thân, vì khi đánh mất lý trí thì hậu quả khôn lường.

Gương mặt khó coi nhất chính là gương mặt khi tức giận, bởi vì ai cũng không thoải mái khi nhìn thấy bộ mặt như vậy. Điều khiến người khác chán ghét nhất cũng chính là gương mặt khó coi, nó còn khiến người khác khó chịu hơn là một lời trách mắng.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Minh Ngọc