Theo chuyên gia Vũ Thế Thành: Ăn mặn gây hại cho sức khỏe được nói đến nhiều nhất là làm huyết áp tăng cao. Độ mặn cao làm cho thận giảm khả năng loại nước. Cơ thể giữ nước nhiều hơn làm huyết áp tăng cao. Từ đó làm tăng rủi ro các bệnh tim mạch và đột quỵ.
Tuy nhiên mới đây có nghiên cứu cho rằng, giảm ăn mặn chỉ ích lợi thực sự với một số người có tình trạng huyết áp cao nhạy cảm với muối thôi (salt-sensitive hypertension), chứ không phải với tất cả mọi người.
Nghiên cứu cho thấy, với những người có huyết áp bình thường, nếu giảm ăn mặn cũng chỉ làm giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương không đáng kể, khoảng một vài đơn vị mm Hg, coi như không đáng kể.
Ngay cả việc giảm ăn mặn cũng chưa có bằng chứng đủ mạnh để hạ thấp rủi ro những cơn đau tim và đột quỵ.
Ăn mặn làm tăng rủi ro ung thư thì có thể, nhưng gây ra, hiểu là nguyên nhân gây ra thì không đúng đâu. Cho đến nay, chưa có nhà khoa học nào dám khẳng định ăn mặn là nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày cả.
Các nghiên cứu được tổng hợp mà tôi nói ban nãy đều sử dụng phương pháp nghiên cứu quan sát (observational studies), ít nhiều cũng có chút định kiến, và không thể chứng minh được ăn mặn là nguyên nhân, nhưng chắc chắn cho thấy có mối quan hệ giữa ăn mặn và rủi ro ung thư dạ dày.
"Nguyên nhân gây ra" và "có mối quan hệ" là hai chuyện khác nhau, một đằng là khẳng định, một đằng là có thể còn nhiều yếu tố khác nữa gây rủi ro,…
Cần phải hiểu cho đúng để khỏi hoảng sợ không cần thiết. Do đó, nếu có lỡ ăn mặn thì cũng không nên xoa bụng, nơm nớp tưởng như ung thư dạ dày tới nơi rồi. Nhưng cần lưu ý, thói quen ăn mặn là điều không tốt. Ăn mặn thường xuyên khiêu khích cả tim mạch, chứ không chỉ ung thư dạ dày đâu.
Hại tim
Ăn mặn sẽ uống nước nhiều làm tăng khối lượng máu tuần hoàn thì tim phải làm việc nhiều hơn, lâu ngày tim thất trái to lên rồi dẫn đến bị suy tim. Nếu bạn phát hiện và giảm ăn muối thì tim thất trái sẽ trở lại bình thường.
Hại thận
Ăn mặn khiến tuần hoàn máu tăng đến cầu thận buộc thận phải làm việc nhiều dẫn đến suy thận. Bệnh nhân đã bị bệnh thận nếu ăn nhiều muối sẽ suy sụp nhanh hơn, ngược lại nếu ăn ít muối thì chức năng thận được cải tạo tốt hơn. Không chỉ có thế muối còn là nguyên nhân dẫn đến sỏi thận, thận nhiễm mỡ.
Đầy hơi và đau bụng
Muối dư thừa tích tụ chất lỏng trong cơ thể, đầy hơi ở bụng. Tác động này khiến chúng ta cảm thấy khó chịu và không thoải mái. Lớp dịch tích tụ sẽ làm tăng khối lượng máu và gây áp lực nặng nề hơn lên tim, gây rủi ro cho những người bị huyết áp cao.
Sưng phù chân tay
Ăn quá mặn sẽ gây tích tụ chất lỏng ở tay và bàn chân, gây sưng phù hơn so hơn bình thường. Trong y học, nó còn được gọi là phù nề, rất có hại với những người bị bệnh thận hoặc huyết áp cao.
Tác giả: Ngọc Lê
-
Chế biến trứng kiểu này không khác nào tự đầu độc cả gia đình nhiều người mắc mà chẳng hay
-
Chỉ mặt loại quả tẩm nhiều chất độc hại nhất hiện nay mà ít ai ngờ tới và đang được chuộng vô cùng
-
Những người này đừng bao giờ ăn đào nếu không muốn vào viện
-
Mỗi ngày một thìa bột này, giáo sư Đông y hơn 70 tuổi nhưng vẫn trẻ như 50 lại cả đời chẳng ốm đau
-
Những người này có thèm đến mấy cũng chớ dại mà ăn nhãn, bởi hại cơ thể nhanh hơn mắc ung thư