Qua tuổi 33, con người sợ nhất chính là 3 chữ này

( PHUNUTODAY ) - Qua tuổi 33, có lẽ điều con người sợ hãi nhất chính là 3 từ: Tôi không biết. Đó cũng chính là hệ quả của việc sớm "ổn định", ngại học hỏi.

Mất việc ở tuổi 36

Cách đây không lâu, có một bản tin thu hút nhiều chú ý của bạn đọc thế này: Trạm thu phí đường cầu A bị bỏ, nhân viên của trạm trên đều mất việc, vì vậy họ đi tìm gặp cấp trên để nói chuyện. Trong nhóm đó có một chị đã 36 tuổi nói: "Tôi năm nay 36 tuổi, thanh xuân của tôi đều dành cho trạm, đến giờ tôi không biết làm gì khác cả, tôi cũng không thể học nổi việc gì khác nữa."

"Ngoài thu phí ra tôi không biết làm gì cả", câu nói này thu hút đông đảo ý kiến bình luận của độc giả. 

Có người nói tính cách chị ngay thẳng, có người khuyến khích chị cố gắng học một công việc khác, đón nhận thách thức mới, đối diện với cuộc sống mới, nhưng cũng không ít người nói chị nói chuyện không có lí lẽ, thích ổn định mà không tự có ý thức về những nguy cơ trong tương lai.

Đến tuổi trung niên, đứng trước thay đổi của thời đại chỉ có thể nói: Tôi không biết. Thời đại đang tiến về phía trước, nhưng chị ấy lại tự đi ngược lại.

Bị mất việc ở tuổi 36 có nghĩa là gì? 

Đối với mỗi người mà nói, đáp án cho vấn đề này sẽ không giống nhau, nhưng có một điểm rất rõ đó là, 36 tuổi không phải điểm kết cả đời người.

Trong "Alice ở xứ sở trong gương", Hoàng hậu có nói với Alice một câu: Con phải chạy không ngừng, thì mới có thể đứng vững ở điểm bắt đầu.

Một câu chuyện khác

Một sinh viên tốt nghiệp đại học kiến trúc năm đó vào làm tại một cơ quan nhà nước.

Sáng 7 giờ đi làm, chiều 5 giờ về, vẽ vài bức thiết kế không tên cho một vài công trình công cộng, mỗi tháng nhận mức lương bèo bọt. 

Cô cũng không có đánh giá gì về công việc của mình, cũng không có tiêu chuẩn gì cả, người nhà nói ổn định, hơn nữa vị trí này cạnh tranh khốc liệt mới có được, chính là điểm tốt theo cách hiểu của cô

Sau này cô nhận ra, thực ra công việc ổn định đó chính là không có cạnh tranh, không có áp lực. 

Làm công việc giống nhau hàng ngày, hết giờ ra về, cuối tháng nhận lương, dần dà trở nên kém nhạy bén trước những biến đổi của thế giới bên ngoài, trong những ngày tháng an nhàn, dần dần biến cuộc sống thành không có gì để theo đuổi.

Khi gặp mặt bạn bè cũ, tận mắt thấy bạn bè bắt kịp thời thể, bàn tán về những nội dung mới mẻ, trào lưu mới nhất... cô càng nghe càng không hiểu. Thế là cô bắt đầu lo lắng, thấy rõ bản thân đang trong trạng thái tiến cũng không được, lùi cũng không xong mà không biết làm thế nào để thay đổi.

Khi thời thế bỏ rơi bạn, đến câu tạm biệt cũng sẽ không nói. 

Xã hội không thể nhất thành bất biến, công việc cũng sẽ không ngừng trệ ở đó, cuộc sống ổn định mà bạn hướng đến có thể sẽ có một ngày đột nhiên sụp đổ tan tành.

So với việc bạn tìm một công việc ổn định, không bằng hãy tự tăng năng lực có thể khiến bản thân ổn định

Giống như nhân vật Đường Tinh, Hạ Hàm trong phim "Nửa đời trước của tôi" họ có theo đuổi công việc ổn định không? Đương nhiên là không cần thiết, họ sau khi nghỉ việc liền có thể tìm được một công việc tốt khác.

Họ không sợ bị sa thải, không sợ khủng hoảng kinh tế, bởi vì họ có năng lực, có thể khiến cho họ dù đi bất cứ đâu cũng có thể ổn định

Các nhà kinh tế khi giải thích tại sao con người lại mua bảo hiểm, có một quan điểm thế này: Đa phần con người đều ghét rủi ro, không thích tính không chắc chắn. Con người thà chấp nhận bỏ tiền phí bảo hiểm để mong thu lại ổn định, chứ không muốn chỉ vì nguyên nhân nhỏ bất kỳ nào đó mà dẫn đến hai bàn tay trắng. Cũng vì vậy mà trong cuộc sống, chúng ta có thể thường xuyên gặp những hiện tượng thế này:  Nhiều người than phiền công chức nhà nước lương thấp, nhưng cứ đến mỗi kỳ thi công viên chức, giáo viên, ngân hàng,... đều là biển người.

Theo đuổi ổn định chính là bản tính của con người, nhưng nếu cứ mù quáng theo đuổi cái gọi là ổn định, sẽ dễ mất đi năng lực chống chọi với rủi ro và thử thách. Kết quả khi rủi ro ập đến, trở nên yếu đuối vô cùng. 

Trong tình trạng như vậy, có thể hiểu được tại sao nhân viên lập trình của ZTE khi bị mất việc lại lựa chọn nhảy lầu tự tử. Chính vì quá ổn định, mới dẫn đến tính yếu đuối của con người.

Thực tế là, một con người khi sống trong hỗn loạn và áp lực, rủi ro và tính không chắc chắn, ngược lại có thể trưởng thành và lớn mạnh hơn rất nhiều. Đặc tính như vậy, gọi là tính phản kháng.

Trước đó có bản tin thế này, cô bán bánh rán ở cổng chợ có thu nhập chục triệu hàng tháng. Cô bán bánh có thu nhập có tính không xác định, ngược lại còn có thu nhập cao hơn nhân viên đi làm bình thường. Bởi vì tính phản kháng của cô càng mạnh, cổng này không được phép đứng bán, thì cô lại chạy sang cổng khác.

Bề ngoài trông có vẻ ổn định nhưng thực ra lại rất yếu, còn người khác nhìn vào tưởng chừng rất yếu đuối thực ra lại rất kiên cường, mạnh mẽ.

Sự dễ chịu giống như một tấm bình phong để tự mình đề phòng, có thể có tác dụng như một cảng tránh gió bão, nhưng nếu tự đặt mình trong một môi trường ổn định trong thời gian dài, không tự phát triển bản thân, thì sẽ chỉ mãi đứng ở đó, trở nên ngày càng yếu đuối hơn. 

Chúng ta nên chủ động đặt mình vào môi trường có tính không chắc chắn, mạo hiểm trong khả năng có thể kiểm soát của mình, mới có thể trưởng thành nhanh chóng. 

Chúng ta có thể rút ra được rất nhiều bài học từ những người bạn của mình. Dưới đây là câu chuyện của bạn tôi

Sau khi tốt nghiệp đại học, nghe lời bố mẹ, bạn tôi về quê nhà lập nghiệp. Tại đây, anh làm biên tập viên cho một đài truyền hình địa phương.

Lúc mới bắt đầu, anh thầm nghĩ rằng, cuộc sống bây giờ là quá ổn, anh không hề mong đợi một cuộc sống tốt hơn. Anh đang vui vẻ sống với bố mẹ anh, không phải bận tâm về tiền thuê nhà, tiền sinh hoạt phí…

Công việc anh đang làm cũng tốt, không gặp quá nhiều áp lực. Sau khi tan ca, anh có thể nghỉ ngơi thoải mái, không phải lo lắng về công việc. Tối đến, anh có thể đi chơi cùng bạn bè, hoặc ở nhà cùng gia đình tận hưởng những bộ phim "bom tấn".

Tóm lại, đó là một cuộc đời đáng sống.

Khi cuộc đời đáng sống, anh bạn tôi vui vẻ ngắm nhìn thời gian vùn vụt trôi qua. Không lâu sau, anh chợt thấy thời gian như đóng băng, và đây cũng là lúc anh bước sang một chương mới của cuộc đời.

Những câu chuyện về những người đồng nghiệp kiếm được hàng trăm triệu từ những chương trình lớn, hay được công ty cử đi học nghiệp vụ ở nước ngoài vì thành tích làm việc ấn tượng,…thi nhau lọt vào tai anh. Anh bắt đầu cảm thấy tự ti, một cuộc sống ổn định đã "ru ngủ" những ước mơ, những đam mê, những khát khao anh có từ thuở mới ra trường. Một cuộc sống ổn định, ngoài việc ban tặng cho anh thêm vài kí lô mỡ bụng, không tặng anh thêm bất kì một cái gì khác.

Thế này không được, anh quyết định phải làm một cuộc cách mạng nhằm cải biến bản thân.

Sau khi tan làm, anh không lao đầu vào những cuộc ăn chơi trác táng nữa. Thay vào đó, anh dành thời gian để nghiêm túc suy nghĩ về tương lai của mình, về con đường mình muốn đi.

Anh cảm thấy mình rất yêu và muốn gắn bó lâu dài với công việc biên tập. Anh mua nhiều sách liên quan, chuyên tâm nghiên cứu để nâng tầm khả năng của mình.

Mỗi ngày, anh dành khoảng một đến hai tiếng để xem truyền hình, nhưng bây giờ anh không xem đơn thuần chỉ để giải trí nữa. Anh để ý đến cách hành văn, đến cách ngắt nghỉ từng câu của diễn viên, đến ngôn ngữ cơ thể của họ,…

Rèn luyện mỗi ngày như vậy, trình độ chuyên môn của anh ngày càng được nâng cao. Sau này, anh được nhận vào một đài truyền hình có tiếng, được đảm nhận những dự án lớn, tương lai vì thế ngày càng trở nên khấm khá.

Một cuộc sống ổn định chỉ ban phát cho chúng ta niềm vui trong khoảng thời gian ngắn ngủi. Khi sự ngắn ngủi đó trôi qua, những gì còn lại chỉ là một tâm trí trống rỗng trong một cơ thể thiếu sức sống.

Tác giả: Minh Ngọc